Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Nỗi kinh hoàng mang tên “thủy điện”
(12:53:01 PM 07/10/2013)Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ ngày 2.10. Ảnh: T.Hải - N.Băng
Người dân tại các xã Đại Đồng, Đại Lãnh... huyện Đại Lộc (Quảng Nam) vẫn nguyên sự hoảng loạn, thất thần khi nhắc đến... lũ thủy điện.
Thoát chết trong gang tấc
Chúng tôi về huyện Đại Lộc, Quảng Nam sáng 6.10, tức 3 ngày sau khi những cột nước cao như tầng nhà ầm ầm đổ xuống từ thủy điện Đắk Mi 4 khiến hàng ngàn người dân vùng hạ du này bỏ hết tài sản, nhà cửa tháo chạy thoát thân. Xã Đại Lãnh được xem như địa phương “lãnh đủ” và bị ngập nặng nhất trong đợt thủy điện xả lũ vừa qua.
Ông Phạm Tươi (54 tuổi, thôn Tân Sơn, xã Đại Lãnh) - một trong những người đầu tiên chứng kiến cơn lũ - bần thần kể lại: “Lúc đó khoảng 11 giờ trưa 2.10, khi tôi đang đánh cá trên sông Vu Gia - đoạn chảy qua xã Cà Dy, huyện Nam Giang thì bất thình lình thấy ngọn nước như “sóng thần” đùng đùng đổ xuống. Hoảng quá, tôi chỉ kịp bỏ chạy lên núi thoát thân. Ngay sau đó, cả 8 chiếc ghe của anh em làm cá chúng tôi đều bị lũ nhấn chìm. Rất may, trên ghe không có người”. Lũ rút, ông Tươi cùng các gia đình dốc lực tìm kiếm số ghe trên nhưng đến sáng 6.10, chỉ tìm được 3 chiếc. Trong số 5 chiếc còn lại hoặc có thể đã ra đến... biển, hoặc bị sóng đánh tan tành, chìm dưới đáy sông sâu.
Tại thôn Tân An (xã Đại Lãnh) người dân vẫn nguyên vẻ thất thần, nhiều người bảo, nhờ trời nên chúng tôi mới thoát được cảnh “đại tang”. Trong lúc thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ, 3 cặp vợ chồng của thôn này đều đang đánh cá trên các sông có lũ đổ về mà không hề hay biết. Đến giờ, có nằm mơ chị Nguyễn Thị Ái Phương (thôn Tân An, xã Đại Lãnh) cũng không nghĩ là mình còn sống.
Chị Phương cho biết, vào thời điểm trên chị cùng chồng đang mưu sinh như mọi ngày trên sông Vu Gia thì bỗng đâu nước lũ cuồn cuộn đổ về khiến hai người trở tay không kịp. Sau hơn 30 phút vật lộn với lũ dữ, chị Phương cùng chồng mới vào được bờ. Ngồi thần người trước căn nhà trống trơ vì bị nước lũ ùa vào “dọn dẹp” sạch sẽ, chị Phương mếu máo: “Tiền bạc, của cải mất hết, chỉ còn cái mạng của hai vợ chồng thôi”. Hôm chúng tôi đến, chị Trà Thị Diệu Hiền (SN 1984) cũng vừa làm xong lễ “tạ trời” vì may mắn thoát khỏi lưỡi hái thủy thần. Chồng chị Hiền - anh Phạm Hóa - kể lại: “Vợ chồng tôi bơi vào bờ chậm khoảng 30 giây nữa là coi như bỏ mạng trên sông Rô”.
Ông Trà Quang Bảy - tổ trưởng tổ 6, thôn Tân An - bức xúc: “Dân chúng tôi như sống dưới “bẫy nước” chứ chẳng ai vui sướng gì với thủy điện nữa. Mọi khi xả lũ nước xuống từ từ, có còi báo hiệu đàng hoàng, còn lần xả rồi mới nghe thông báo, nước đùng đùng ùa về với lưu lượng lớn khủng khiếp. Trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, hàng loạt ngôi nhà đã ngập lút đầu lút nóc”. Ông Nguyễn Thế Chất - Chủ tịch UBND xã Đại Lãnh - thì cho rằng, tại thời điểm đập Đắk Mi 4 xả lũ, một số thôn của xã bị cắt điện nên cán bộ các thôn phải dùng loa phóng thanh thông báo nhưng người dân biết tin vẫn kịp. Tuy nhiên, lời của ông Chất không hề ăn khớp với thông tin người dân cung cấp rằng có lũ về rồi mới nghe thông báo.
Ông Nguyễn Hữu Sắc (75 tuổi) đứng thẫn thờ trong căn nhà trống hoang vì lũ đã “dọn dẹp” đi tất cả. Ảnh: T.Hải - N.Băng
Thiệt hại cả mùa lũ lẫn mùa khô
Cái được của thủy điện là rất lớn, góp phần quan trọng cho sự phát triển điện năng của quốc gia. Tuy nhiên, với người dân vùng dự án, cho đến thời điểm này gần như chưa được hưởng lợi bất cứ điều gì từ thủy điện. Từ năm 2008, khi các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Vu Gia, Thu Bồn, Quảng Nam được xây dựng, đi vào hoạt động, cũng chính là thời điểm người dân vùng hạ du liên tiếp gánh những hậu quả nặng nề. Năm 2009, hàng ngàn hộ dân các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An... đã bị nhấn chìm trong dòng lũ do thủy điện xả lũ.
“Bài học” đánh đổi bằng tài sản, tính mạng và sự tổn thất tinh thần hàng triệu dân vùng hạ du chưa được học thuộc, thì liên tiếp các năm sau đấy, một bộ phận nông dân người Quảng Nam và gần 1 triệu dân Đà Nẵng lại tiếp tục “chịu trận” hậu họa khô hạn, thiếu nước sinh hoạt khi Nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 xây dựng, cắt tiệt nước ở thượng nguồn sông Vu Gia để đổ nước về Thu Bồn, phát điện. Cuộc khiếu kiện để tranh giành nguồn nước đầu tiên ở Việt Nam này đã bùng phát, kéo dài và cho đến thời điểm này vẫn chưa có hồi kết.
Bão số 10 được xác định là không đổ bộ trực tiếp vào Quảng Nam, Đà Nẵng, mưa cũng không thuộc diện lớn so mật độ trong năm. Thế nhưng lũ lụt đã dâng bất ngờ, xấp xỉ báo động 3 trong điều kiện nắng tạnh. Ngày 2.10, hàng ngàn hộ dân ở huyện Đại Lộc đã phải hoảng loạn chạy tứ tán để tránh lũ vì tin đồn thất thiệt “vỡ đập thủy điện” ở thượng nguồn. Thực tế, đập không vỡ, nhưng do thủy điện xả lũ với lưu lượng lớn, nước hạ du dâng nhanh đến 4 mét trong tích tắc.
Trong khi đó, chính quyền không thông báo kịp thời đến dân. Khi người dân tin lời đồn, hoảng loạn bỏ chạy, chính quyền mới dùng loa phóng thanh... đuổi theo, loan tin trấn an. Tuy nhiên, đến chiều và tối 2.10, lũ đã đổ về gây ngập lụt thật sự ở hạ du sông Thu Bồn, Vu Gia, người dân huyện Đại Lộc đã phải sơ tán 416 hộ dân với 1.602 nhân khẩu trong đêm 2.10. Tại xã Đại Quang trong đêm 2.10, rạng 3.10 có 70 nhà dân tại thôn Trường An phải chạy lũ. Lũ thủy điện đã gây ngập cục bộ tại nhiều địa phương, nhiều tuyến giao thông quan trọng bị chia cắt trong tiết trời tạnh mưa.
Điều đáng nói là trong khi quy trình xả lũ liên hồ (trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành từ năm 2010, nhưng đến nay, khi hữu sự thì việc vận hành lại lúng túng, lộ diện những bất cập, sai phạm. Cụ thể ngày 2.10, trên cùng hệ thống sông Vu Gia, trong lúc thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ với lưu lượng lớn 1.800m3/s- 2.744m3/s (sau đó giảm xuống còn dưới 1.000m3/s), thì thủy điện sông Bung 4A cũng xả tràn với lưu lượng 500 - 1.000m3/s, thủy điện A Vương cũng xả lưu lượng 50 - 150m3/s. Rõ ràng, nhiều hồ thủy điện xả cùng lúc, hạ du sẽ bị ngập lụt là điều không tránh khỏi.
Mặc dù quy chế vận hành liên hồ có quy định phải vận hành theo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên, là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện trước tiên, sau đấy đến “góp phần giảm lũ cho hạ du đồng thời đảm bảo hiệu quả phát điện”. Tuy nhiên, thực tế, thủy điện Đắk Mi 4 đã làm ngược, “ưu tiên phát điện” trước. Từ trước ngày 2.10, thủy điện này đã tích nước, gây ngập lụt trên diện lớn các xã miền núi thuộc huyện Phước Sơn. Khi mực nước gia cường đã ở mức tối đa, có nguy cơ đến an toàn đập khi lượng nước về tiếp tục lớn, thay vì xả lũ, nhà máy này đã phát điện hết công suất.
Việc phát điện này đã lập tức gây lũ cho 3 thôn Phước Hòa, Phước Hiệp của huyện Phước Sơn, đồng thời “góp thêm lũ” trên sông Thu Bồn cùng với thủy điện Sông Tranh 2, khiến các xã thuộc huyện Nông Sơn, Quế Sơn bị ngập sâu vì lũ nhân tạo. Trước thực trạng này, BCĐ Phòng, chống lụt bão trung ương đã làm việc với chính quyền, huyện Phước Sơn, Quảng Nam, Nhà máy thủy điện Đắk Mi 4... thì nhà máy này mới giảm công suất phát điện, chuyển nước về xả cả 5 cửa tràn trên dòng Đắk Mi - thượng nguồn sông Vu Gia, gây lũ đột ngột cho nhân dân vùng Đại Lộc.
Thêm nữa, quy chế vận hành liên hồ cũng quy định việc xả lũ chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng nước về. Thế nhưng, thực tế ngày 2.10 lưu lượng nước về thủy điện Đắk Mi 4 xấp xỉ 2.000m3/s, nhưng nhà máy thủy điện này lại xả đến 2.744m3/s. Chưa hết, trong quy chế vận hành liên hồ đã ấn định thời gian thông báo xả lũ ít nhất phải trước 2 giờ đồng hồ. Nhưng, Đắk Mi 4 đã bất tuân.
Theo BCH PCLB TP.Đà Nẵng, Đắk Mi 4 xả lũ lúc 9 giờ sáng 2.10, song đến 8 giờ 40 thì Đà Nẵng mới nhận được bản fax thông báo. Nghĩa là địa phương hạ du chỉ có được 20 phút. Thời gian này sẽ không triển khai được bất cứ hoạt động ứng phó kịp thời nào. Ngoài ra, thông báo xả lũ này còn “chơi chữ” bởi ghi là “nhà máy dự kiến điều tiết nước về các cửa tràn với lưu lượng 500 - 1.000m3/s”. Đây là bản thông báo vô trách nhiệm, không trung thực, gây hậu quả nặng nề, làm tổn thương, bất an hàng triệu dân vùng hạ du.
Chị Nguyễn Thị Ái Phương (thôn Tân An, xã Đại Lãnh) vẫn chưa hết bần thần khi may mắn thoát chết trước dòng nước lũ cao như “tầng nhà” ầm ầm đổ xuống từ thủy điện Đăk Mi 4 trong lúc đang cùng chồng đánh cá trên sông. Ảnh: T.Hải - N.Băng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.