Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Những đóng góp về năng lượng của Nga ở 3 châu lục
(11:30:47 AM 03/09/2013)Dự án nhà máy điện hạt nhân ở Nam Phi
Hợp tác cùng Việt Nam
Nga và Việt Nam đã ký một thỏa thuận từ tháng 11 năm 2011 liên quan đến việc xây dựng một trung tâm hạt nhân tạiViệt Nam. Theo các điều khoản của thỏa thuận, chính phủ Nga sẽ cung cấp khoản vay trị giá 500 triệu USD cho việc xây dựng trung tâm hạt nhân.
Việc nghiên cứu và lựa chọn địa điểm đang được triển khai. Ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) đã chia sẻ với báo Tuổi Trẻ về việc này: "dự án có thể sẽ bắt đầu vào cuối năm 2015 trong điều kiện thuận lợi, và chúng tôi đã đề xuất xây dựng trung tâm này ở thành phố Đà Lạt". Khi hoạt động, các trung tâm mới sẽ được sử dụng cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để hỗ trợ chương trình điện hạt nhân theo kế hoạch của Việt Nam. Lò phản ứng nghiên cứu tại các trung tâm mới sẽ được sử dụng cho các chương trình đào tạo cũng như việc sản xuất các chất đồng vị y tế.
Kế hoạch triển khai của Việt Nam trong vấn đề điện hạt nhân đang tiến triển khá tốt. Luật Năng lượng nguyên tử Việt Nam có hiệu lực từ năm 2009, các hiệp định liên chính phủ với Nga và Nhật Bản cho phép xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở tỉnh Ninh Thuận. Công trình xây dựng vẫn chưa bắt đầu mặc dù đơn vị thiết kế của Nga đã đưa ra kế hoạch để công trình đi vào hoạt động cuối năm 2020.
Hỗ trợ Argentina
Một biên bản ghi nhớ hợp tác trong giáo dục hạt nhân đã được ký kết giữa Đại học Buenos Aires và Rusatom - công ty con của công ty hạt nhân nhà nước Rosatom Nga - liên quan đến việc xuất khẩu của các nhà máy điện hạt nhân. Theo thỏa thuận, các bên dự định phát triển các chương trình hợp tác, trong đó có thể bao gồm nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo chung và đào tạo. Hai bên thống nhất thành lập nhóm làm việc chung nhằm quản lý và phát triển các nhóm dự án cụ thể.
Nga và Argentina đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong những năm gần đây. Cụ thể là vào năm 2010, Nga và Argentina đã ký kết một thỏa thuận hợp tác trong việc thiết kế và xây dựng nhà máy tại Argentina dựa trên các loại lò phản ứng sử dụng công nghệ nước áp lực VVER của Nga. Năm 2011, hai nước đã ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử của Rosatom như một nhà cung cấp cho nhà máy điện hạt nhân thứ tư của Argentina.
Nội địa hóa Nam Phi
Rosatom đã sẵn sàng để giúp Nam Phi để xây dựng 6 lò phản ứng điện hạt nhân, phó chủ tịch của Rusatom tại nước ngoài - ông Boris Arseev đã công bố như vậy vào tuần qua.
Phát biểu tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Công nghiệp hạt nhân Nam Phi (NIASA) ở Port Elizabeth, ông tuyên bố: "Việc triển khai chương trình phát triển năng lượng hạt nhân giữa Nam Phi và Rosatom góp phần tạo ra 15,000 việc làm bổ sung cho lĩnh vực xây dựng, dịch vụ và vận hành các cụm công trình mới, cũng như hàng nghìn việc làm trong các ngành công nghiệp liên quan”.
Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom bao gồm trên 250 công ty và viện nghiên cứu khoa học, bao gồm các công ty hạt nhân dân sự của Nga, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân, các tổ chức nghiên cứu và hạm đội hạt nhân duy nhất trên thế giới. ROSATOM là tập đoàn năng lượng lớn nhất tại Nga, cung cấp trên 40% sản lượng điện của nước này trên phần lãnh thổ thuộc Châu Âu. ROSATOM giữ vị trí hàng đầu trên thị trường thế giới về công nghệ hạt nhân và giữ vị trí số 1 thế giới trong việc phát triển nhà máy hạt nhân tại nước ngoài; đứng thứ 2 về trữ lượng uranium, đứng thứ 5 về khai thác uranium; đứng thứ 4 về sản xuất điện hạt nhân, đồng thời cung cấp 40% dịch vụ làm giàu uranium trên thế giới, chiếm 17% thị phần nhiên liệu hạt nhân thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.