Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2
(08:19:37 AM 19/03/2012)
|
Cận cảnh vết nứt thân đập khiến nước tuôn thành dòng - Ảnh: HỮU KHÁ |
Những ngày qua, người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) rất lo ngại khi tận mắt chứng kiến những vết nứt và rò rỉ nước tại bờ đập chính hồ chứa nước (dung tích 730 triệu m3) của thủy điện Sông Tranh 2.
Theo quan sát của phóng viên chiều 18-3, bờ đập chính thủy điện Sông Tranh 2 là một khối bêtông liên hoàn khổng lồ kéo dài, rất dày và rộng, kết cấu gồm năm cửa xả tràn ở giữa cùng thân bờ đập hai bên và được thi công theo công nghệ “bêtông đầm lăn” hiện đại. Phần thân đập phía phải có một số mảng bêtông ở nửa thân dưới hướng về đáy có hiện tượng thấm nước, phần thân đập phía trái có đến bốn điểm nứt và rò rỉ nước chảy xối xả. Trong đó có một vết nứt khá lớn, khiến nước từ trên cao thấm xuống, chảy tuôn như khe suối.
Sáng 17-3, tại điểm nứt này có hai công nhân xử lý bằng cách một người ngăn nước chảy từ trên cao xuống, người còn lại dùng khoan máy khoan vào những rãnh bêtông bị nứt, khoét thành những lỗ tròn hoặc rãnh dài rồi dùng vải bạt, túi nilông nhét vào, ngăn không cho nước rò rỉ ra ngoài.
Trong tâm trạng lo lắng, ông Hào (thị trấn Bắc Trà My, huyện Bắc Trà My) nói: “Từ lúc nghe mọi người nói phát hiện những vết nứt ở chân đập chính của thủy điện Sông Tranh 2, rồi nước rò rỉ ra ngày càng nhiều khiến bà con ở thị trấn bên dưới chân đập này rất lo sợ. Chúng tôi ở dưới, còn bên trên hồ chứa túi nước khổng lồ treo trên đầu. Nghĩ đến vậy là không sao ngủ được, nhỡ xảy ra chuyện gì chạy không kịp”. Bà Nguyễn Thị Tuyết, người bán quán cho công nhân xây thủy điện cạnh đập thủy điện, cũng nói: “Tin đập bị rạn nứt đang lan truyền khắp làng khiến chúng tôi hoang mang. Mấy hôm nay lại thấy đất có vài cơn rung lắc nhỏ làm chúng tôi hoang mang hơn”.
|
Hai công nhân dùng máy khoan khoan vào rãnh nứt tạo lỗ để nhét vải và bạt nhằm ngăn không cho nước rỉ ra - Ảnh: Bắc Bằng |
Theo ông Vũ Đức Toàn - phó giám đốc Ban quản lý thủy điện 3 (thuộcTập đoàn Điện lực VN, đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2), những vết nứt trên đều ở vị trí những khe nhiệt của khối bêtông bờ đập, hiện tượng thấm nước qua khe nhiệt bị nứt là hoàn toàn cho phép và nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên trước đó, tại khu vực Bắc Trà My đã liên tục xảy ra bốn trận động đất kích thích, nguyên nhân được xác định do tích nước lòng hồ.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Kim Sơn - phó bí thư thường trực Huyện ủy Bắc Trà My - khẳng định hiện tượng nứt, rò rỉ nước tại bờ đập Sông Tranh 2 là có thật, ông đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế và tỏ ra rất lo lắng. “Bờ đập được xây dựng kiên cố nhưng lại xảy ra tình trạng rò rỉ nước là chuyện không bình thường. Tôi đã liên lạc bằng điện thoại với lãnh đạo Ban quản lý thủy điện 3 đề nghị giải thích và có văn bản trả lời chính thức để dân biết và đích thân ông Toàn (ông Vũ Đức Toàn) cho rằng sẽ kiểm tra lại và có phản hồi chính thức trong những ngày tới” - ông Sơn nói.
Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỉ đồng, được xây dựng từ tháng 3-2006 gồm hai tổ máy (tổng cộng 190MW) và đến cuối năm 2010 cả hai tổ máy này đều chính thức phát điện. Riêng bờ đập chính của hồ chứa nước được xây dựng nằm sát tuyến tỉnh lộ 616 và chỉ cách TP Tam Kỳ 55km. Ngày 15-3-2007, đơn vị tổng thầu là Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 đã chặn dòng tiến hành thi công phần thân đập. Hiện dung tích hồ chứa nước của thủy điện Sông Tranh 2 thuộc vào loại lớn nhất miền Trung với sức chứa khoảng 730 triệu m3 nước, được thiết kế cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100m.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.