Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ sáu, 21/02/2025, 16:03:57 PM (GMT+7)
Nhiệt điện than Việt Nam lạc hậu hơn thế giới 13 năm
(10:04:42 AM 16/05/2021)(Tin Môi Trường) - Để đánh giá trình độ công nghệ nhiệt điện than, có hai chỉ tiêu chủ yếu là loại công nghệ áp dụng và hiệu suất vận hành thực tế đạt được.
>> Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam >> Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
Ảnh minh hoạ: IE
Theo chuyên gia năng lượng và môi trường Nguyễn Đăng Anh Thi, hiệu suất của nhà máy nhiệt điện than dùng để so sánh là hiệu suất điện thực (còn gọi là hiệu suất tinh). Đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng điện năng phát lên lưới so với lượng nhiệt năng của than đá nhiên liệu đầu vào, không tính điện năng tự dùng của nhà máy. Tại Việt Nam, nếu tính cả hai nhà máy Sông Hậu 1 và Hải Dương BOT vừa đưa vào vận hành thì tổng công suất nhiệt điện than cả nước hiện là 22.130MW với 30 nhà máy. Trong đó, có 26 nhà máy áp dụng công nghệ cận tới hạn với tổng công suất 18.436MW, chiếm 83%. Chỉ có 4 nhà máy áp dụng công nghệ siêu tới hạn, gồm Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 3 mở rộng và Sông Hậu 1 với tổng công suất là 3.694MW, chiếm 17%.
Nhiệt điện than của Việt Nam rất lạc hậu so với thế giới khi chiếm đa số là công nghệ cận tới hạn với dải hiệu suất thấp nhất và cũng phát thải ô nhiễm cao nhất. Hiệu suất thực trung bình tại Việt Nam của nhiệt điện than cận tới hạn là 35% và siêu tới hạn là 37%.
So với thế giới, hiệu suất trung bình của nhiệt điện than Việt Nam thấp hơn 2,2 điểm phần trăm. Con số này tưởng là không đáng kể nhưng thực tế, hiệu suất trung bình nhiệt điện than thế giới chỉ tăng 3,4 điểm phần trăm trong 20 năm (1996 - 2016), từ 34,1% lên 37,5%. Điều đó cũng có nghĩa nhiệt điện than Việt Nam lạc hậu gần 13 năm so với thế giới.
Việc siết chặt quy chuẩn khí thải nhiệt điện cũng như chỉnh sửa quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh theo đúng khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là yêu cầu cần phải làm. Chỉ có triệt để áp dụng các giải pháp đó thì Việt Nam mới có thể ngăn chặn đà suy thoái môi trường cũng như những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế đang gia tăng do nhiệt điện than gây ra.
(Khánh Ly/KH&ĐS)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)