Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
(16:45:51 PM 14/05/2014)Nga khẳng định chỉ quan tâm đến việc cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi chưa xem xét việc đó", ông Markelov trả lời trong một cuộc hợp báo khi được hỏi về khả năng hợp tác với các công ty Trung Quốc. Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga - Anatoly Yanovsky cũng cho biết hợp đồng cung cấp khí đốt của Gazprom cho Trung Quốc đã hoàn thành 98%.
Hợp đồng này sẽ được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Nga – Vladimir Putin tới Bắc Kinh ngày 20/5 tới, theo Ria Novosti.
Đầu tháng 3, Tổng giám đốc Gazprom - Alexei Miller cho biết họ đang tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp khí đốt thời hạn 30 năm với Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2018. Tổng khối lượng giao hàng ước tính là 38 tỷ m3 hàng năm.
Thỏa thuận giữa Gazprom và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã bị trì hoãn vài lần vì bất đồng giá cả. Dự án cũng bao gồm xây dựng một đường ống dẫn khí từ Nga sang Trung Quốc. Thời gian hoàn thành công trình này đã bị Gazprom hoãn đến năm 2020, từ 2018 ban đầu.
Hai bên đã đàm phán việc này trong cả thập kỷ và liên tục bế tắc do vấn đề giá cả. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã ký các hợp đồng mua khí đốt kỷ lục với Australia, Qatar và Turkmenistan.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và châu Âu gần đây quanh vấn đề Crimea đã thôi thúc Nga đẩy nhanh tiến độ hợp đồng. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ lớn của Nga tại châu Á – Thái Bình Dương.
Sau hợp đồng này, mỗi năm, Nga có thể cung cấp cho Trung Quốc tổng cộng 60 tỷ m3 khí đốt. Ngoài Gazprom, CNPC cũng ký hợp đồng với hãng dầu mỏ quốc gia Nga - Rosneft để mua dầu thô.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với kim ngạch 94,5 tỷ USD mỗi năm. Họ cũng là nước duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không chỉ trích Nga vì vấn đề Ukraine.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.