»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:57:31 PM (GMT+7)

Nga đề nghị hỗ trợ làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau khi Tepco đuối sức

(10:38:35 AM 10/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Nga lặp lại lời đề nghị được đưa ra lần đầu tiên vào hai năm trước nhằm giúp Nhật Bản làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị tàn phá thảm khốc, đáp lại quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài của Công ty năng lượng Tokyo Electric.


 

Tokyo Electric đã bơm hàng ngàn tấn nước vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima đổ nát nhằm làm mát lõi lò phản ứng đã bị tan chảy, và dòng chảy ô nhiễm này đã được phát hiện rò rỉ vào nước ngầm và đại dương. Ông Vladimir Asmolov, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga (Rosenergoatom) nhận định cần phải thay đổi cách tiếp cận để làm mát và giải trừ năng lượng hạt nhân tại nhà máy nhằm mang lại kết quả tốt, trong đó có các công nghệ được phát triển bên ngoài Nhật Bản.

 

Ông Asmolov khẳng định: "Trong ngành công nghiệp hạt nhân được toàn cầu hóa của chúng tôi, chúng tôi không có sự cố nào ở phạm vi quốc gia, mà chỉ có sự cố thuộc phạm vi quốc tế.”  Trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Moscow vào tuần trước, ông còn cho biết: “Kể từ khi chính phủ mới của Nhật Bản lên nắm quyền, các cuộc đàm phán về hợp tác giữa hai nước về việc làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã trở nên ‘tích cực’ hơn và Nga đã sẵn sàng đưa ra các hoạt động hỗ trợ”.

 

Sau 29 tháng nỗ lực để kiểm soát phóng xạ từ lõi lò phản ứng hạt nhân bị tan chảy của Fukushima, Tokyo Electric cho biết tuần trước công ty này đã tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn quốc tế nhằm khắc phục sự cố. Lượng nước rò rỉ đã làm tăng nồng độ các nguyên tố phóng xạ đổ ra đại dương lên gấp 100 lần so với định mức thông thường hàng năm, làm dấy lên lo ngại rằng hàm lượng phóng xạ này sẽ thâm nhập vào chuỗi thực phẩm có thông qua thức ăn từ cá.  

 

“Nỗ lực cuối cùng”

 

Đầu tháng qua, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhận định sự rò rỉ 300 tấn nước phóng xạ gần đây nhất khiến cho các nhà quản lý năng lượng hạt nhân của Nhật Bản phải đánh giá sự cố này ở mức "nghiêm trọng" và nghi ngờ về khả năng đối phó sự cố của Tokyo Electric. Ông Zengo Aizawa, một phó chủ tịch của Tepco cho biết: Trụ sở của nhà máy tại Tokyo cũng đã kêu gọi giúp đỡ trong một cuộc họp báo tại thủ đô của Nhật Bản vào ngày 21/8.

 

Bên cạnh vụ rò rỉ, vừa qua Tepco cũng thông báo một trong hai bộ lọc xử lý nước ô nhiễm đã bị ngừng hoạt động từ ngày 08/8 do bị ăn mòn và sẽ tiếp tục được đóng lại ít nhất vào tháng tới. Lớp bị ăn mòn sẽ làm tăng thêm mức độ ô nhiễm của nước trong các bể chứa.

 

Ông Asmolov nhận xét: "Rõ ràng Tepco đã không có khả năng ứng phó đầy đủ với tình hình nêu trên trong một khoảng thời gian dài. Hiện tại, các nhà quản lý của Tepco dường như đang đưa ra những nỗ lực cuối cùng nhằm khắc phục tình trạng này. Nhật Bản có công nghệ để tiến hành công việc này, tuy nhiên họ còn thiếu một hệ thống để giải quyết một tình huống như vậy".

Sự cố Fukushima xảy ra vào tháng 3 năm 2011 là sự cố hạt nhân lớn nhất thế giới kể từ khi Liên Xô phải đối mặt với vụ nổ hạt nhân Chernobyl vào năm 1986.

 

Cho đến nay, giải pháp của Tokyo Electric để làm mát các thanh nhiên liệu hạt nhân bị tan chảy tại Fukushima là bơm nước vào, nếu không chúng sẽ bị nóng quá có thể đến mức cực đại hoặc dẫn tới một phản ứng dây chuyềntự duy trì. Cho đến thời điểm này, còn khoảng hơn 330.000 tấn nước phóng xạ được lưu trữ trong bể chứa tại nhà máy. Nước được xử lý để loại bỏ các hạt xê-đi ra khỏi nhà máy; tuy nhiên, các hạt này sau đó bị giữ lại tại các bộ lọc ô nhiễm. 

 

'Khối lượng nước khổng lồ'

 

Ông Peter Burns, trước đây là đại diện của Úc trong hội đồng khoa học của Liên hợp quốc về tác động của phóng xạ nguyên tử, cho biết lượng nước tuyệt đối đã được sử dụng nhiều nhất đối với một sự cố hạt nhân kể từ khi Công ước London 1972 cấm việc xả chất thải và nước nhiễm phóng xạ ra biển.

 

Ông Burns, một nhà vật lý phóng xạ đã về hưu từ Melbourne cho biết: "Những vấn đề bao gồm rò rỉ nước chứa chất phóng xạ vẫn sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi họ tìm ra cách để đối phó với khối lượng nước lớn như vậy và làm thế nào để quản lý lượng nước đó".

 

Ông Michael Friedlander, người đã có 13 năm kinh nghiệm trong điều hành các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Bloomberg tại Hồng Kông đã nhận xét: Lưu trữ hàng ngàn tấn nước nhiễm phóng xạ trong các thùng chứa là chiến lược sai lầm ngay từ đầu và cách Tepco giải quyết nhiệm vụ này là một "minh chứng rõ nét cho sự thất bại về mặt quản lý”.

 

  

 

Bơm nước

 

Ông Asmolov cho biết: “Ý tưởng bơm nước để làm mát sẽ không mang lại điều gì ngoài “một cỗ máy sản sinh ra nước nhiễm phóng xạ”. Để làm sạch nước bị ô nhiễm hoặc tạo ra một hệ thống làm mát bằng không khí, nên sử dụng các phương pháp phức tạp hơn, ví dụ sử dụng các chất hấp phụ đặc biệt như thermoxide.

 

Ông Asmolov cũng chia sẻ thêm: “Công ty hạt nhân của Nga - Rosatom, Công ty mẹ của Rosenergoatom, đã gửi cho Nhật Bản 5 kg (11 pound) mẫu của một chất hấp thụ có thể được sử dụng ở Fukushima gần ba năm trước. Công ty này cũng thành lập các nhóm công tác sẵn sàng giúp đỡ Nhật Bản đánh giá các tác động đối với sức khỏe, khử nhiễm, quản lý nhiên liệu, và nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ này chưa từng được sử dụng.”

 

Ông tiết lộ: "Kể từ khi Chính phủ mới của Nhật Bản lên nắm quyền, thái độ đã thay đổi. Cho đến nay, các cuộc đàm phán vẫn ở cấp độ ngoại giao, tuy nhiên đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Và chúng tôi vẫn đang làm việc khá cởi mở với nhau về vấn đề này. Mỗi sáng, tôi vẫn theo dõi tin tức về Fukushima để nắm bắt được các diễn biến mới." 

 

Khai thác chuyên gia

 

Ông Asmolov cũng gợi ý rằng Nhật Bản có thể khai thác các chuyên gia tại Pháp, Mỹ, cũng như Nga để giúp giải quyết sự cố tại Fukushima.

 

Ông Kathryn Higley, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật hạt nhân và vật lý y tế phóng xạ tại Đại học Bang Oregon ở Corvallis nhận định: “Lịch sử lâu đời về nghiên cứu nguyên tử của Mỹ, bao gồm cả nhà máy nghiên cứu vũ khí hạt nhân thuộc Công ty Hanford Engineer Works tại tiểu bang Washington, đã cung cấp cho chúng ta kiến thức chuyên môn về việc làm sạch các nhà máy bị ô nhiễm.”

 

Ông Kathryn Higley cho biết thêm: "Chúng tôi có những cá nhân đang làm việc liên quan đến vấn đề ô nhiễm nước ngầm, sử dụng công nghệ và phát triển công nghệ mới để làm sạch stronti trong nước ngầm, có thể thấy dẫn chứng tại nhà máy của Hanford". "Vì vậy, hiện có những cá nhân trên khắp thế giới đã và đang thực hiện công việc này và chắc chắn họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ quá trình này."

 

Công ty Areva SA (AREVA) của Pháp đã thiết kế một hệ thống lọc phóng xạ - hệ thống đã từng được sử dụng trong vòng vài tháng tại nhà máy Fukushima để che chắn tạm thời trước khi Tepco lắp đặt các thiết bị của họ. Các phái đoàn của Nhật Bản cũng đã tới tham quan các nhà máy xử lý chất thải hạt nhân của Mỹ cùng với công ty CH2M Hill Cos, một công ty công nghệ có trụ sở tại Englewood, Colorado. 

 

Những bàn tay kinh nghiệm

 

Trong tháng qua, một nhóm gồm 17 công ty của Nhật Bản như Toshiba Corp. (6502)Mitsubishi Heavy Industries Ltd. (7011) đã thành lập một tổ chức với tên gọi Viện nghiên cứu quốc tế về giải trừ năng lượng hạt nhân, để hỗ trợ Tepco.

 

Phát biểu trước các phóng viên tại Tokyo vào tháng 8, Ông Hajimu Yamana, người đứng đầu tổ chức này cho biết: “Tổ chức nhằm mục đích nghiên cứu loại bỏ các nhiên liệu đã qua sử dụng từ các bể lò phản ứng và giải phóng các mảnh vụn. Hiện tại, tổ chức này đã lên kế hoạch liên lạc với các tổ chức quốc tế như Bộ Năng lượng Mỹ về thảo luận về các công việc của họ.”

 

Theo ông Dale Klein, chủ tịch ban cố vấn của Tepco và cựu lãnh đạo của Ủy ban điều tiết hạt nhân Mỹ (NRC), Tepco cũng đang đàm phán với một nhóm các quan chức chính phủ đã về hưu của Mỹ, những người đã từng làm các công việc liên quan đến quản lý nguồn nước sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island năm 1979. Ông Klein cho biết các quan chức đã phục vụ tại Bộ Năng lượng và NRC, từ chối tiết lộ danh tính của họ.

 

Ông Klein cho rằng: "Tepco sẽ được hưởng lợi nếu họ có được những người có kinh nghiệm sống thực tế trong việc xử lý nước bị ô nhiễm từ các sự cố hạt nhân”.

 

Ông Klein cho biết sẽ có thông báo về một thỏa thuận với các nhà thầu trong vòng một tháng tới.

 

Ông Klein cũng nhận xét rằng Tepco chỉ có "kinh nghiệm sản xuất điện hạt nhân an toàn và tin cậy" và “các năng lực cốt lõi của họ không phục vụ cho việc làm sạch một lượng nước chứa chất thải chứa phóng xạ khổng lồ mà họ đang phải đối mặt" .

PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nga đề nghị hỗ trợ làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau khi Tepco đuối sức

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI