Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Năng lượng tương lai
(15:02:01 PM 30/06/2011)Triển vọng mở rộng đến 20 lần
Trong những năm gần đây, các năng lượng có thể thay thế đã phát triển và giá thành đã giảm. Rajendra Pachauri, một chuyên gia của LHQ, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy năng lượng gió và năng lượng mặt trời phát triển đặc biệt mạnh”.
Bên cạnh đó, bà Christiania Figueres, người đứng đầu cơ quan về biến đổi khí hậu của LHQ ở Bonn (Đức), khẳng định: “Tiềm năng không thể thay thế của các năng lượng đổi mới là giảm bớt các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cải thiện đời sống của mọi người khắp thế giới”.
Việc triển khai các năng lượng đổi mới đã tăng vọt trong những năm gần đây. LHQ cho biết hiện nay, các năng lượng đổi mới hiện đáp ứng khoảng 12,9% nhu cầu năng lượng trên thế giới. Trong đó chủ yếu là năng lượng sinh học (10,2%), tiếp theo là các loại năng lượng nước, gió, địa nhiệt, mặt trời và đại dương.
Giá cả giảm
Tiềm năng về kỹ thuật của các năng lượng đổi mới – đặc biệt là năng lượng mặt trời – hiện cao hơn đáng kể so với nhu cầu dự kiến về năng lượng trên thế giới. Hướng đến năm 2050, IPCC đưa ra nhận định: “Cần thiết phải gia tăng việc sản xuất các nguồn năng lượng đổi mới (loại bỏ năng lượng sinh học truyền thống) từ 3 lần đến 20 lần”.
Nguồn vốn đầu tư vào các năng lượng đổi mới trên toàn cầu được dự báo ở mức 1.360 tỉ - 5.100 tỉ USD từ nay đến năm 2020 và từ năm 2012 - 2030 là 1.490 tỉ – 7.180 tỉ USD. Giá cả thực sự sẽ thấp hơn đáng kể nhờ vào những tiến bộ về kỹ thuật.
Lâu nay, giá cả các loại năng lượng đổi mới vẫn là một trở ngại. Tuy nhiên, IPCC khẳng định: “Giá cả của hầu hết các công nghệ năng lượng đổi mới đã giảm xuống và người ta sẽ đạt được thêm những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật”. Ngoài ra, theo IPCC, giá cả sẽ còn giảm thêm nữa.
Năng lượng đại dương Đại dương bao phủ 70% bề mặt trái đất và đó chính là nơi thu hút năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Đại dương sản sinh 2 loại năng lượng: nhiệt năng từ sức nóng mặt trời và cơ năng từ thủy triều, sóng biển. Sức nóng mặt trời làm nóng nước bề mặt nhiều hơn nước ở dưới sâu đại dương và sự khác biệt này tạo nên nhiệt năng. Chỉ một phần nhỏ sức nóng mặt trời được chặn lại trong đại dương đã có thể cung cấp điện năng cho cả thế giới này. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.