Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Kon Tum: Tận mục đập thủy điện hơn 200 tỷ vỡ vụn vì... xe ben
(13:45:53 PM 27/11/2012)Mặc dù đập thủy điện Đăk Mek 3 (dài 80m, cao khoảng 20m) bị đổ sập vào khoảng 17 giờ ngày 22/11 nhưng mãi đến sáng 26/11, thông tin này mới “lọt” ra ngoài. Hậu quả của vụ vỡ đập không chỉ là hàng trăm tỷ đồng bị “trôi” xuống dòng suối Đăk Mek mà còn khiến công nhân Nguyễn Viết Hùng (28 tuổi, trú huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đang lái xe thi công bị bê tông đè thiệt mạng, và một công nhân khác bị thương. Thi thể của anh Hùng mãi đến ngày hôm sau mới được tìm thấy trong tình trạng bầm dập toàn thân.
Tiếp cận hiện trường, theo quan sát của phóng viên, cả phần thượng lưu con đập thủy điện Đăk Mek 3 dài 80m thì có đến 60m bị vỡ hoàn toàn, phần thân đập dày hơn 1,5m được kết cấu bằng những khối bê tông trông bề ngoài chắc chắn nhưng lại bị nứt toác, vỡ vụn. Phía bên trong ruột của bê tông là “lơ thơ” những khung sắt “gầy nhom”, nằm ngổn ngang dưới dòng suối Đăk Mek.
Khi phóng viên có mặt tại hiện trường, cả công trình vắng bóng người. Chỉ còn 2 chiếc máy xúc đang hoạt động ở phía bờ bắc, hiện trường vụ vỡ đập đã được thay đổi khá nhiều.
Công trình thủy điện Đăk Mek 3 với tổng công suất 7,5 MW, vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 3/2009 và dự kiến phát điện là đầu năm 2013. Công trình này do Công ty cổ phần thiết kế Nam Việt (có trụ sở chính tại TPHCM) thiết kế. Công ty thi công cơ giới Hồng Phát được chỉ định thi công. Hiện công trình đã hoàn thành được khoảng 80% khối lượng và chưa tích nước đập tràn.
Nói về nguyên nhân đập thủy điện bị vỡ, ông Lê Bá Thanh - Giám đốc Công ty thủy điện Hồng Phát Đăk Mek (chủ đầu tư công trình) - cho biết: Sở dĩ xảy ra sự cố trên là do tường thượng lưu thủy điện bị khối lượng đất, đá lèn vào quá nhanh để đắp đập làm cho tường này phải chịu một lực nén ngang lớn; cùng lúc đó bị xe tải hiệu Dong Feng mang BKS 43C-00890, chở đá lên công trình đắp đập, đã va vào thành tường bê tông thượng lưu làm đập bị gãy vỡ dây chuyền. Hơn 700m3 bê tông đã bị đổ xuống suối Đăk Mek (?!).
“Chúng tôi khẳng định đây chỉ là một vụ tai nạn lao động. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Công ty thủy điện Hồng Phát Đak Mek đã đền bù cho gia đình nạn nhân 50 triệu đồng và đưa thi thể nạn nhân về quê mai táng”, ông Thanh cho biết thêm.
Trước thông tin về vụ việc hy hữu này, ông Đỗ Sum - Chánh văn phòng UBND huyện Đăk Glei - phân trần: “Từ khi xảy ra vụ việc trên, chúng tôi không hề được báo lại. Đến sáng ngày 26/11 chúng tôi mới nhận được thông tin, có lẽ là sớm hơn các phóng viên chỉ vài giờ. Lãnh đạo huyện đã cử cơ quan chức năng vào hiện trường để kiểm tra, tìm hiểu vụ việc. Theo chúng tôi được biết, công trình đang trong giai đoạn thi công, chưa tích nước nên hậu quả xảy ra không nghiêm trọng”.
Dẫu rất bức xúc trước việc đập thủy điện Đăk Mek 3 chưa kịp khánh thành đã... vỡ vụn, song nhiều người cho rằng đây là một vụ tai nạn "may mắn". Bởi nếu đập vỡ khi thủy điện đã tích nước và đi vào hoạt động thì không thể lường trước được hậu quả sẽ lớn đến mức nào.
Một số hình ảnh đáng ngạc nhiên về chất lượng đập thủy điện Đăk Mek 3:
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.