Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ hai, 25/11/2024, 03:39:38 AM (GMT+7)
Khai thác titan phải chú trọng môi trường
(14:37:30 PM 14/05/2013)(Tin Môi Trường) - Khai thác khoáng sản titan với quy mô nhỏ, thủ công, không hoàn thổ sau khai thác... khiến địa hình thay đổi, môi trường bị tổn hại nặng
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
Trong 2 ngày 13 và 14-5, hội thảo quốc tế khoáng sản titan ASEAN được tổ chức tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với nhiều nước thành viên tham gia cùng đại diện của hai quốc gia Trung Quốc và Úc.
Ông Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết hội thảo nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản titan ở Việt Nam và các nước ASEAN, nâng cao công nghệ khai thác, chế biến và bảo vệ môi trường.
Mô hình công nghệ khai thác - tuyển thô tại Công ty Khoáng sản Thừa Thiên - Huế. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)
Khai thác nhiều, thu ngân sách ít
Theo số liệu hiện có của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan-zircon ở Việt Nam là 664 triệu tấn quặng tinh. Sa khoáng titan chủ yếu phát hiện dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó chiếm đến 83% là ở những vùng có tầng cát đỏ của Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu.
Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ titan trên thế giới tăng mạnh, giá cả cũng leo thang, vì vậy, việc khai thác sa khoáng titan ở Việt Nam trở nên rất sôi động. Tình hình khai thác ở một số địa phương như: Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Qua thống kê chưa đầy đủ của Cục Thẩm định đánh giá tác động môi trường, tại các tỉnh miền Trung có trên 40 đơn vị tổ chức khai thác ở 38 khu mỏ. Song song đó, đã có 18 xưởng tuyển tinh quặng ra đời với hơn 2 triệu tấn quặng được khai thác. Tuy nhiên, phần lớn titan bán ra thị trường chủ yếu là quặng, chưa qua chế biến, do đó Nhà nước chỉ thu được khoản thuế tài nguyên ít ỏi.
Môi trường bị tổn hại nặng
Cũng theo điều tra của Cục Thẩm định đánh giá tác động môi trường, các mỏ khai thác lộ thiên bằng công nghệ bán cơ giới, kết hợp thủ công và tuyển thô trên giàn vít đứng. Số lượng mỏ đưa vào khai thác tương đối nhiều nhưng phần lớn khai thác quy mô nhỏ, việc khai thác chế biến còn đơn giản. Một số đơn vị khai thác vẫn còn sử dụng nước biển hoặc nước biển pha với nước ngọt để tuyển quặng.
Hậu quả là đã làm cho đất, nước ngầm một số khu vực nhiễm mặn, nhiều hecta đất cát ven biển bị đào xới; rừng phi lao phòng hộ chắn gió, cát đã bị tàn phá, cảnh quan ven biển bị suy thoái nặng nề; nguồn nước ngọt trong cồn cát ven biển bị ô nhiễm và nhiễm mặn; đường giao thông nông thôn bị xuống cấp nghiêm trọng do vận chuyển quặng...
Chưa hết, trong quá trình khai thác, các đơn vị đã xả thải sau khai thác qua khu vực giáp biển mà không hoàn thổ sau khai thác; khai thác quá độ sâu, phạm vi cho phép đã làm thay đổi địa hình, mất cảnh quan môi trường, gây sạt lở bồi lấp, có nguy cơ xảy ra hiện tượng hoang mạc hóa.
Cần đổi mới công nghệ
Tại hội thảo, ông Đào Công Vũ, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim Việt Nam, đã đề xuất mô hình cụm thiết bị khai thác và tuyển thô quặng titan. Theo mô hình này, quặng được khai thác bằng súng bắn nước hoặc bơm sục nước đánh tơi. Sau đó dùng bơm hút cát để hút quặng và chuyển về cụm thiết bị tuyển thô. Thiết bị tuyển thô sử dụng các vít xoắn tuyển tinh để lấy ra quặng tinh đạt yêu cầu...
Qua kết quả thử nghiệm, mô hình này đã giúp nâng năng suất cụm vít tăng thêm hơn 30%, tăng thực thu hơn 2%, khối lượng quặng tinh thu được cũng tăng hơn 34% đồng thời giảm chi phí nhân công vận hành trực tiếp…
Tuy nhiên, ông Vũ lưu ý khi đổi mới mô hình khai thác và tuyển thô phải có các nghiên cứu, đánh giá đầy đủ để thiết kế quy mô, kết cấu mô hình phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tận thu được tài nguyên và bảo vệ được môi trường sau khai thác.
Ứng dụng của titan Titan là một chất kim loại có khả năng kéo dãn tốt, nhẹ, chống ăn mòn, khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao. Hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa, áo chống đạn... Nhiều sản phẩm khác cũng dùng titan để chế tạo như gậy đánh golf, dụng cụ thí nghiệm, máy tính xách tay… |
(Theo NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.