Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Khai thác năng lượng tái tạo
(21:12:17 PM 24/08/2011)Trước thực trạng nguồn năng lượng truyền thống ngày càng khan hiếm và có khả năng bị cạn kiệt, Nhà nước đã có chiến lược phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để đầu tư và khai thác năng lượng tái tạo đúng tiềm năng đang là một bài toán khó.
Làm điện từ rác thải, gió
Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam có thể phát triển điện gió trên khoảng 80% tổng diện tích cả nước (tương ứng 102 MW). Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 – 2.500 giờ nắng với cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,5 KWh/m2/ngày, tương đương với 43,9 triệu tấn dầu quy đổi/năm… Số liệu của Trung tâm Swedish Centec Vietnam (Thụy Điển) cho thấy hiện cả nước có 14 dự án điện gió nối lưới đang trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư và 7 dự án đang lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Các hệ thống pin mặt trời cũng đã có mặt ở 38 tỉnh, thành…
Cần cơ chế hỗ trợ
Theo tiến sĩ Hoàng Tiến Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng – Bộ Công Thương, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo đa dạng với tiềm năng lớn nhưng chưa được đánh giá đầy đủ; cần điều tra bổ sung các số liệu, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để đầu tư, khai thác hợp lý. Ông Nguyễn Đức Cường, Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM - Viện Năng lượng, đến năm 2030, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong nước sẽ trên 250 triệu tấn dầu quy đổi, tăng gấp 5 lần so với năm 2009; trong tương lai, Việt Nam sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung và giá năng lượng thế giới.
Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách và định hướng phát triển năng lượng tái tạo nhưng trước mắt, còn rất nhiều thách thức để phát triển năng lượng tái tạo. Không có sẵn nguồn tài chính hỗ trợ người sử dụng nhiệt, điện từ năng lượng tái tạo (như dàn pin mặt trời, đun nước nóng mặt trời, đốt sinh khối…); chưa có cơ chế hỗ trợ điện ngoài lưới dựa vào năng lượng tái tạo; thiếu đầu tư cho công tác đánh giá tiềm năng, xây dựng cơ sở dữ liệu và thiếu nguồn kinh phí dài hạn cho chương trình.
Hiện tại, giá thành sản xuất năng lượng tái tạo đã giảm so với trước nhưng vẫn rất cao. Chẳng hạn, giá thành sản xuất 1 KWh điện mặt trời lên đến 18 cent/KWh, trong khi giá thành điện than, điện khí chỉ 5,1 - 5,2 cent/KWh. Vì vậy, để phát triển năng lượng tái tạo đúng tiềm năng, cần quan tâm đến cơ chế hỗ trợ giá.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.