Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ năm, 21/11/2024, 08:46:12 AM (GMT+7)
Hoa Kỳ giúp thúc đẩy ngành năng lượng của Việt Nam
(19:54:25 PM 29/04/2021)(Tin Môi Trường) - Ngày 28/4/202, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Công Thương Việt Nam tổ chức sự kiện tổng kết dự án Năng lượng Phát thải Thấp Việt Nam (V-LEEP) do USAID tài trợ sau 5 năm thực hiện.
>> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
Sự kiện tổng kết dự án Năng lượng Phát thải Thấp Việt Nam (V-LEEP) do USAID tài trợ sau 5 năm thực hiện.
Thông qua dự án V-LEEP, Bộ Công Thương và USAID đã hợp tác nâng cao năng lực của Việt Nam trong xây dựng các chiến lược năng lượng dài hạn, huy động đầu tư tư nhân cho lĩnh vực năng lượng tái tạo và cải thiện sự tuân thủ đối với các quy định về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp.
“Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ bền chặt giữa Bộ Công Thương Việt Nam và dự án V-LEEP của USAID trong 5 năm qua. Chúng tôi cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo và cam kết của Bộ Công Thương đối với lĩnh vực năng lượng sạch không chỉ thông qua lời nói mà bằng cả hành động thực tế,” Đại biện Lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam Christopher Klein phát biểu tại sự kiện. “Sự tăng trưởng điện mặt trời tại Việt Nam trong hai năm qua là rất khích lệ và Việt Nam hiện là quốc gia đi đầu về năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á. Khu vực tư nhân đã thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng này trong lĩnh vực phát triển điện mặt trời, qua đó thể hiện sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Việt
Nam đối với sự phát triển do khu vực tư nhân dẫn dắt.”
Dự án V-LEEP đã góp phần huy động 311 triệu đô la để phát triển thành công 300 MW điện gió và điện mặt trời với 6 dự án do khu vực tư nhân đầu tư. Trong ba năm qua, nhờ các dự án năng lượng tái tạo này cùng với năng lượng tiết kiệm được thông qua các giải pháp cải thiện hiệu quả năng lượng, dự án đã góp phần giảm phát thải khoảng 730.000 tấn khí nhà kính, tương đương 365.482.807 kg than.
Dự án đã góp phần giảm phát thải khoảng 730.000 tấn khí nhà kính, tương đương 365.482.807 kg than.
Dự án cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương để hỗ trợ kỹ thuật cho sự phát triển lưới điện tương lai của Việt Nam và xây dựng Tổng sơ đồ điện VIII (gần đây bản dự thảo này đã được Bộ Công Thương công bố trên website để lấy ý kiến góp ý). Dự án cũng đã hỗ trợ việc xây dựng chương trình thí điểm Cơ chế Mua bán điện trực tiếp (DPPA) và sau khi có phê duyệt cuối cùng, cơ chế này sẽ tạo thuận lợi cho các công ty tư nhân (như Nike, AB InBev, Adidas) hợp tác với Việt Nam để cấp vốn cho các dự án phát triển điện mặt trời và điện gió mới, đồng thời gia tăng những đóng góp của Việt Nam trong giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Dự án cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương xây dựng các Tiêu chuẩn Hiệu suất Năng lượng Tối thiểu (MEPS) nhằm giảm tiêu thụ điện trong sản xuất công nghiệp, tiếp tục góp phần thúc đẩy các mục tiêu hiệu quả năng lượng đầy tham vọng của Việt Nam.
USAID sẽ tiếp tục phát huy thành công của dự án V-LEEP và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Bộ Công Thương thông qua dự án mới là V-LEEP II. Trong 5 năm tới, dự án V-LEEP II sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp tục chuyển đổi sang năng lượng sạch, đảm bảo và dựa vào thị trường thông qua tăng cường triển khai các hệ thống năng lượng tiên tiến, cải thiện hiệu quả ngành năng lượng và tăng cường tính cạnh tranh trong lĩnh vực này.
BTV
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.