»

Thứ năm, 28/11/2024, 06:48:40 AM (GMT+7)

Giải pháp cứu Trái đất khi thiên thạch tấn công

(21:24:06 PM 10/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Giải pháp bắn phá những thiên thạch đâm vào Trái đất bằng đầu đạn hạt nhân người ta thường thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng đang được Trung tâm tên lửa quốc gia Nga Makeev triển khai thực hiện, tờ Pravda của Nga cho hay.


Theo phương án này, các đầu đạn sẽ được phóng vào vũ trụ trên các tên lửa “Sojuz-2” và “Rus-M”. Điều này được đại điện của Trung tâm tên lửa quốc gia Nga tuyên bố tại Đại hội “Tuần vũ trụ” vừa tổ chức tại Tây Ban Nha. Hiện nay, Nga đã hoàn thành thiết kế sơ bộ hệ thống phòng thủ này. Theo dự kiến, hệ thống gồm thiết bị vũ trụ “Kaplan” mang vũ khí hạt nhân và một thiết bị thăm dò “Kaissa”có mục dích đánh giá cấu tạo và thành phần của thiên thể.
 

Các đầu đạn hạn nhân sẽ được sử dụng để phá vỡ hoặc làm chệch đường những thiên thạch 'tấn công' Trái đất. Ảnh minh họa.

 


Сác chuyên gia đã vạch ra hai kịch bản để chống lại các thiên thể đến từ vũ trụ. Vụ nổ sẽ xảy ra trực tiếp trên bề mặt của thiên thể để làm nó vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, hoặc chỉ cho nổ bên cạnh để làm thay đổi hướng chuyển động của thiên thể.



Việc lựa chọn xem áp dụng kịch bản nào sẽ được quyết định sau khi phân tích những số liệu mà Kaissa thu nhận được. Đại diên Trung tâm tên lửa quốc gia Nga nhấn mạnh: Những thiết bi này do 2 phân viện củaViên HLKH Nga tại Uran và Sibiria hợp tác nghiên cứu trong 15 năm qua.



Theo các số liệu của NASA, hiện nay có tới 874 thiên thể có khả năng sẽ va chạm với hành tinh của chúng ta. Những vết nứt trên cả 5 lục địa chứng tỏ rằng trong suốt thời gian kể từ khi hình thành đến nay, các vụ va chạm như vậy từng xảy ra nhiều lần. Chỉ biết rằng hiện nay, số miệng phễu - di tích của va chạm -  đã tìm thấy tại  150 vị trí. Song những cuộc “gặp gỡ” với những thiên thể lớn lại tương đối hiếm.
 

Theo các chuyên gia, sự va chạm giữa Trái đất với các thiên thạch kích thước chừng 1 mét thì hầu như năm nào cũng xảy ra. Nhưng va chạm với thiên thạch kích thước 10 mét thì 100 năm mới có một lần, thiên thạch 50 đến 100 mét - phải vài trăm đến 1000 năm, 5 đến 10 kilomet phải 20 đến 200 triệu năm.  

Tuấn Hà/ Theo Pravda
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải pháp cứu Trái đất khi thiên thạch tấn công

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI