»

Thứ bảy, 18/01/2025, 06:53:36 AM (GMT+7)

Gấp 9 lần quy hoạch, vẫn xin bổ sung 17 dự án điện mặt trời

(12:29:29 PM 03/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương xin bổ sung thêm 17 dự án điện mặt trời đã hoàn thành thẩm định vào quy hoạch điện mặt trời trong bối cảnh các dự án đã gấp 9 lần so với quy hoạch điện VII và nhiều hệ thống truyền tải điện đã đầy tải, quá tải.

Gấp[-]9[-]lần[-]quy[-]hoạch,[-]vẫn[-]xin[-]bổ[-]sung[-]17[-]dự[-]án[-]điện[-]mặt[-]trời

Thêm nhiều dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch trong bối cảnh các dự án điện mặt trời đã gấp 9 lần so với quy hoạch điện VII - Ảnh: TL

 
Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt lại ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng liên quan đến kiến nghị của Bộ Công thương xin bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch, theo đó yêu cầu xem xét việc thẩm định, phê duyệt bổ sung các dự án được nêu theo đúng quy định.
 
Theo Bộ Công thương, các dự án xin bổ sung nằm ở khu vực miền Trung, miền Nam có tiềm năng bức xạ mặt trời tốt, có điều kiện thuận lợi để triển khai.
 
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là việc xin bổ sung các dự án điện mặt trời trong bối cảnh hàng loạt các dự án điện mặt trời được phê duyệt đã vượt quy hoạch điện VII (bổ sung) tới 9 lần. 
 
Thực trạng này gây nên tình trạng quá tải hệ thống lưới điện truyền tải, tạo nên nguy cơ có thể nhiều dự án điện mặt trời khi hoàn thành cũng khó được phát điện lên hệ thống.
 
Mặc dù theo đánh giá thẩm định của Bộ Công thương về khả năng đối nối của các dự án vào hệ thống lưới, về cơ bản đều đáp ứng khả năng giải tỏa công suất cho các nhà máy. 
 
Tuy nhiên, để đấu nối được hiệu quả thì phải xây dựng mới các đường dây 110 kV, trạm biến áp, dây dẫn...
 
Theo thông tin được Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đưa ra ngày 2-11-2018, ngay cả các dự án đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA), và các dự án đang đàm phán PPA, tổng công suất điện mặt trời tại Bình Thuận lên tới 749,63 MW.
 
Như tại Ninh Thuận, cũng đã có 685,5 MW công suất điện mặt trời được ký PPA và 1.047,32 MW đang chờ ký PPA, dẫn tới các đường dây truyền tải khu vực này rơi vào tình trạng đầy tải, quá tải.
 
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chỉ trong vòng chưa đến một năm sau khi Thông tư số 16 ngày 12-9-2017 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời có hiệu lực, EVN đã ký 54 hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư với tổng công suất gần 3000 MW, vượt mục tiêu của của Tổng sơ đồ VII hiệu chỉnh (850MW trước 2020).
 
Bộ Công thương cũng đã đề nghị Chính phủ bổ sung xây dựng 11 dự án lưới điện vào Quy hoạch điện lực quốc gia để thu gom và truyền tải công suất các dự án mặt điện trời, thông qua trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và đường dây 500 kV Thuận Nam - Chơn Thành về trung tâm phụ tải khu vực phía Nam.
 
Tuy nhiên, trả lời, EVN cho rằng các dự án năng lượng tái tạo có thời gian thi công xây dựng chỉ khoảng 6-12 tháng trong khi xây dựng các lưới truyền tải điện mất từ 3-5 năm, do đó nếu phát triển đồng loạt và tập trung các dự án điện tái tạo với quy mô lớn trong một khu vực sẽ gặp khó khăn để truyền tải công suất phát ra tự dự án.
 
Tập đoàn này kiến nghị phát triển đồng bộ giữa lưới điện và nguồn điện, đồng thời Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng  phê duyệt bổ sung vào Qui hoạch phát triển điện lực Quốc gia các công trình lưới điện truyền tải cần thiết để phục vụ giải phóng công suất các dự án điện gió, điện mặt trời.
 
Một số dự án bổ sung bao gồm:
 
Dự án điện mặt trời như dự án Phước Trung (Ninh Thuận) có quy mô công suất 50 MWp.
 
Dự án điện mặt trời Đức Huệ 2 (Long An).
 
Dự án điện mặt trời An Cư (An Giang) với công suất 50 MWp.
 
Dự án điện mặt trời Phong Hòa (Thừa Thiên Huế) công suất 50 MWp.
 
Dự án điện mặt trời Ia Rsươm - Bitexco - Tô Na (Gia Lai) công suất 14,8 MWp.
 
Dự án điệm mặt trời MT 1, MT2 (Bình Phước) đều có công suất 30 MWp.
 
Dự án diện mặt trời Lộc Thạch 1-1 (Bình Phước) có công suất 50 MWp.
 
Dự án điện mặt trời Tam Bố (Lâm Đồng) công suất 50 MWp.
 
Dự án điện mặt trời Ninh Sim (Khánh Hòa) công suất 40 MWp
(N.An/TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gấp 9 lần quy hoạch, vẫn xin bổ sung 17 dự án điện mặt trời

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI