Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể
(15:54:24 PM 05/11/2012)
Sau sự cố Fukushima Nhật Bản, các nước trên thế giới đang tiến hành điều chỉnh chính sách năng lượng, trong đó có điện hạt nhân (Ảnh : mang tính minh họa). |
Cụ thể, báo cáo này nhận định: đây là dự án điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam có quy mô lớn và công nghệ rất phức tạp, trong khi đó nguồn nhân lực của Việt Nam còn thiếu cả về số lượng và kinh nghiệm; hệ thống văn bản pháp quy đang xây dựng, trong đó quy định rõ các công việc cần tiến hành, các yêu cầu cụ thể về nguồn lực và thời gian cho từng bước thực hiện. “Việc thực hiện các quy định này có thể dẫn đến phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể của dự án cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất”, báo cáo này nhấn mạnh.
Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường kiến nghị Chính phủ chỉ đạo bộ Công thương, các bộ, ngành liên quan sớm triển khai lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy đảm bảo phòng, tránh, giảm nhẹ tác động của sóng thần có thể xảy ra; thực hiện các công việc cần thiết để đảm bảo tiến độ khởi công xây dựng công trình với công nghệ đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.
Trước đó, trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia (gồm ba dự án: điện hạt nhân Ninh Thuận, thuỷ điện Sơn La và thuỷ điện Lai Châu), Chính phủ cũng thừa nhận “có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể của dự án điện hạt nhân cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất; sau khi nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố, Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét, quyết định”.
Chính phủ cũng thừa nhận “có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể của dự án điện hạt nhân cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất; sau khi nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố, Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét, quyết định”. |
Về tiến độ của hai nhà máy, báo cáo cho biết, dự kiến đến tháng 3.2013 sẽ hoàn thành hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, còn dự án Ninh Thuận 2 là tháng 8.2013. Tuy nhiên, đối với nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, báo cáo cũng nói rằng: công tác quan trắc khí tượng, hải văn chưa được triển khai thực hiện nên có khả năng ảnh hưởng chậm tiến độ. Nguyên nhân do thủ tục tạm ứng phía Nga chậm, tư vấn chậm trễ trong việc lập và trình một số phương án kỹ thuật. Đối với tiến độ một số hạng mục đáng chú ý, báo cáo cho hay: dự án trung tâm Quan hệ công chúng về điện hạt nhân sẽ được hoàn thành vào quý 2 năm sau; khu quản lý vận hành và dự án di dân tái định cư sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2014; các dự án đường giao thông, điện, nước phục vụ thi công dự kiến hoàn thành trước quý 4/2017, trước khi nhà thầu EPC tiến hành san gạt mặt bằng, xây dựng cảng. Hiện nay các bộ Khoa học và công nghệ, bộ Tài nguyên và môi trường, bộ Xây dựng, bộ Kế hoạch và đầu tư đang nghiên cứu để triển khai thực hiện nghiên cứu, đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác urani trong nước, quy hoạch, kế hoạch để xây dựng khu vực xử lý chất thải hạt nhân...
Dẫu vậy, báo cáo giám sát cũng lưu ý, sau sự cố Fukushima Nhật Bản, các nước trên thế giới đang tiến hành điều chỉnh chính sách năng lượng, trong đó có điện hạt nhân. “Sự cố trên cũng nhắc nhở chúng ta trong việc đặt an toàn hạt nhân lên cao nhất, kể cả công nghệ, quy trình quản lý và vận hành nhà máy điện hạt nhân. Khâu khảo sát, lựa chọn địa điểm, chuẩn bị xây dựng đóng vai trò quan trọng. Các báo cáo khảo sát phải đánh giá được đầy đủ những tác động và dự báo những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra, đồng thời đưa ra phương án cụ thể để phòng ngừa và ứng phó với sự cố... EVN cũng nên đưa ra các số liệu cụ thể về độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”, báo cáo của uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường yêu cầu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.