Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Đề xuất lùi Nhà máy điện hạt nhân sâu vào đất liền
(13:10:45 PM 29/04/2016)
Công nhân thuộc Tổng công ty Sông Đà tiến hành khởi công công trình cung cấp điện phục vụ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 - Ảnh: Tiến Thành
Ngày 26-4, tại TP Đà Lạt, Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ KH&CN) phối hợp Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông KH&CN và Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt tổ chức hội thảo truyền thông phát triển điện hạt nhân (ĐHN) và ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng - phó giám đốc BQL dự án ĐHN Ninh Thuận - cho biết dự án ĐHN Ninh Thuận đang ở giai đoạn hoàn tất hồ sơ phê duyệt địa điểm, ký kết nội dung với các nhà thầu để chuẩn bị cho giai đoạn xây dựng nhà máy.
Dự án Ninh Thuận 1 tại huyện Thuận Nam sử dụng công nghệ VVER 1200 với thế hệ lò hiện đại, được kiểm chứng và bảo đảm an toàn. Địa điểm được đề xuất mở rộng về phía tây nam và lùi sâu vào đất liền khoảng 400m so với vị trí được duyệt trong quy hoạch năm 2010.
Dự án Ninh Thuận 2 tại huyện Ninh Hải sử dụng công nghệ nước áp lực với thế hệ lò hiện đại cũng đã được kiểm chứng, bảo đảm an toàn. Địa điểm cũng được đề xuất mở rộng về phía tây nam và lùi sâu vào đất liền khoảng 285-395m so với vị trí được duyệt trong quy hoạch 2010.
Theo TS Hoàng Anh Tuấn - cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử, dự kiến tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của nhà máy Ninh Thuận 1 sẽ được vận hành vào năm 2028. Tính đến nay đã có gần 400 sinh viên, cán bộ Việt Nam được cử đi học các chuyên ngành ĐHN ở Liên bang Nga và các nước có nền KH&CN hạt nhân phát triển.
Trong thời gian tới, Bộ KH&CN tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các đối tác trong việc thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng ĐHN đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu triển khai dự án ĐHN Ninh Thuận, bảo đảm an toàn, an ninh, hiệu quả.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.