»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:50:18 AM (GMT+7)

Đầu tư chiến lược cho năng lượng sinh học

(07:59:34 AM 15/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Đã có những nghiên cứu tiêu biểu về năng lượng sinh học như nghiên cứu tổng hợp biodiesel từ một số dầu thực vật bằng phản ứng trao đổi; nghiên cứu tổng hợp thành công loại Zeolite ETS-10 và khảo sát ứng dụng của nó trong phản ứng trao đổi ester dầu mỡ động thực vật thải thành biodiesel với hiệu suất trên 97%... nhưng ứng dụng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế.

 

Thị trường đã có nhiều loại nhiên liệu sinh học nhưng vẫn chưa được sử dụng nhiều

 

Khẳng định giá trị

 

Nhiên liệu sinh học (NLSH) còn được gọi là biofuel hay agrofuel, là loại chất đốt được tổng hợp từ nguyên liệu động thực vật gọi là sinh-khối biomass. NLSH ở ba thể chính: Thể rắn (củi, than củi); thể lỏng (xăng sinh học, diesel sinh học…) và ở thể khí (khí methane sinh học-biogas).

 

Theo Tiến sĩ Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu (RPCT) - Đại học Bách khoa TPHCM, chính sự phát triển trong lĩnh vực khai thác chế biến nhiên liệu hóa thạch đã kìm hãm sự phát triển của NLSH. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, đứng trước sự cạn kiệt trong tương lai của các nguồn nhiên liệu hóa thạch, sự biến động thị trường dầu mỏ gây bất ổn đến sự phát triển ổn định của các nền kinh tế… thì NLSH được nghiên cứu khá nhiều và đang hình thành xu hướng ứng dụng NLSH thay thế dần dần nhiên liệu hóa thạch.

 

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 50 nước đã tiến hành nghiên cứu sản xuất và đưa vào sử dụng NLSH. NLSH được sử dụng trong lĩnh vực giao thông bao gồm các loại dầu thực vật sạch, ethanol, diesel sinh học, dimetyl ether (DME), ethyl tertiary butyl ether (ETBE) và các sản phẩm từ chúng. Các thống kê trên thế giới cho thấy: Năm 2003 đã sản xuất được 38 tỷ lít ethanol, năm 2006 là 50 tỷ lít ethanol (75% trong số đó được dùng làm nhiên liệu) và theo dự kiến năm 2012 sẽ khoảng 80 tỷ lít ethanol ra đời. Còn với nhiên liệu biodiesel, năm 2005 đã có 4 triệu tấn diesel sinh học (B100) được xuất xưởng, năm 2010 lên đến trên 20 triệu tấn.

 

Không chỉ vậy, nhìn vào các sáng chế đăng ký trong lĩnh vực này có thể thấy rõ sự phát triển của ứng dụng NLSH. Trong giai đoạn 2001 - 2010, số đăng ký sáng chế liên quan đến NLSH tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Nếu đỉnh cao nhất của giai đoạn trước vào năm 2000 là 66 đăng ký sáng chế thì đỉnh điểm của giai đoạn này là 1.527 đăng ký sáng chế (nhiều gấp 23 lần) - Kỹ sư Vũ Thụy Minh Thư - Trung tâm Thông tin KH-CN (Sở KH-CN TPHCM) cho biết.

 

Còn ít ứng dụng

 

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ứng dụng NLSH hướng đến mục tiêu thay thế các loại năng lượng hóa thạch. Từ lâu đã có những nghiên cứu sản xuất và ứng dụng NLSH tại Việt Nam nhưng đến năm 2003, khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức phát triển của Hà Lan Netherlands Developpment Organization tiến hành xây dựng dự án Năng lượng tái tạo, thì NLSH mới thực sự được chú ý. Dự án này dấy lên phong trào khai thác hiệu quả công nghệ sản xuất và ứng dụng NLSH, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng nông thôn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân và giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà kính…

 

Song song đó, các nghiên cứu về NLSH ở trong nước cũng phát triển, như GS-TSKH Bùi Văn Ga với nghiên cứu tập trung vào việc tinh chế và ứng dụng cho động cơ, hay các nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu hoàn thiện được việc chuyển đổi động cơ xăng và động cơ diesel chạy trên nhiên liệu biogas…

 

Nhìn chung các nghiên cứu về biogas chủ yếu tập trung vào công nghệ tinh chế loại bỏ các tạp chất như H2O, H2S, CO2… nhằm làm tinh khiết nhiên liệu biogas trước khi đưa vào sử dụng. Và cũng chính từ đó, NLSH phát triển ở quy mô lớn hơn, tập trung vào các nhà máy sản xuất, trang trại chăn nuôi, sản xuất biogas từ nước thải nhà máy tinh bột sắn, sản xuất biogas từ nước thải của nhà máy chế biến thủy sản…

 

Tiến sĩ Huỳnh Quyền khẳng định, NLSH là một trong những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng trong tương lai, cũng như giải pháp cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Minh chứng là hiện trên thế giới, một số quốc gia đã triển khai và NLSH đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nền kinh tế bền vững và an ninh năng lượng quốc gia.

 

Tuy nhiên với Việt Nam, ứng dụng NLSH vẫn còn rất thấp, nguyên nhân lớn nhất là nước ta chưa xây dựng được một chính sách hay chiến lược dài hạn một cách cụ thể cho loại nhiên liệu này. Do đó xây dựng chiến lược dài hạn cho phát triển NLSH là hết sức cần thiết.

 

Trong 5 quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu sản xuất và ứng dụng NLSH trên thế giới, luôn có mặt 3 quốc gia chủ chốt của châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc là nước có sáng chế đăng ký trễ nhất thuộc ngành NLSH nhưng lại dẫn đầu về số lượng đăng ký sáng chế thuộc lĩnh vực sản xuất NLSH nói chung và sản xuất biogas nói riêng.

 

BÁ TÂN (SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sinh học

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI