Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ sáu, 01/11/2024, 02:21:46 AM (GMT+7)
Đập thủy điện Trung Quốc giữ nước sông Mê Kông suốt mùa mưa, gây hạn cho hạ nguồn
(18:42:12 PM 14/04/2020)(Tin Môi Trường) - Các đập Trung Quốc đã giữ lại một lượng nước lớn ở thượng nguồn sông Mê Kông ngay cả trong mùa mưa, gây thiệt hại cho khu vực hạ lưu dù Trung Quốc có mực nước cao hơn mức trung bình, theo nghiên cứu mới.
>> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam >> Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
Hạn hán, thiếu nước tại xã An Phú Trung, H.Ba Tri, Bến Tre (tháng 3.2020) - ảnh: Ngọc Dương
Trong đợt hạn hán năm ngoái, mực nước ở hạ lưu sông Mê Kông giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 thập niên qua, đe dọa đời sống của khoảng 60 triệu người. "Nếu người Trung Quốc tuyên bố họ không có động thái cố tình gì trong đợt hạn hán thì dữ liệu của chúng tôi chống lại họ”, ông Alan Basist, nhà khí tượng học-chủ tịch công ty Eyes on Earth Inc. (Mỹ), nói với Reuters.
Eyes on Earth Inc., công ty nghiên cứu và tư vấn về nước, vừa công bố nghiên cứu về sông Mê Kông. Nghiên cứu được tiến hành với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông.
Theo nghiên cứu, dữ liệu vệ tinh về độ ẩm bề mặt trên đất liền cho thấy mực nước tại khu vực thượng nguồn sông Mê Kông ở tỉnh Vân Nam thực sự trên mức trung bình một chút trong mùa mưa từ tháng 5-10.2019.
Trong khi đó, mực nước ở hạ lưu sông Mê Kông được đo đạt vào cùng thời điểm này có lúc thấp hơn 3 m so với mức cần thiết, nhóm nghiên cứu cho biết. “Điều này cho thấy các đập của Trung Quốc đã giữ nước trong mùa mưa, làm cho tình trạng hạn hán ở hạ lưu nghiêm trọng hơn”, theo ông Basist.
Trung Quốc che đậy thông tin về 11 đập
Tác động của 11 đập Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông luôn là vấn đề tranh luận lâu nay, nhưng thiếu dữ liệu vì Trung Quốc không công bố thông tin chi tiết về lượng nước mà các đập đang sử dụng để đổ vào hồ chứa, theo Reuters. Dùng công nghệ cảm biến đặc biệt SSMI/S để thu thập dữ liệu vệ tinh từ năm 1992-2019, Eyes on Earth Inc. ước tính các hồ chứa nước của Trung Quốc có tổng công suất hơn 47 tỉ m3.
Thực tế là kể từ khi thông tin về các đập thủy điện Trung Quốc xuất hiện trên mạng hồi 2012, các chỉ số mực nước sông bắt đầu biến động, điều này thể hiện rõ nét nhất vào năm 2019, ông Basist lưu ý.
Bên cạnh đó, Trung Quốc không có hiệp ước chính thức với các nước hạ lưu sông Mê Kông, nhưng hứa hẹn sẽ hợp tác quản lý dòng sông dài 4.350 km và phối hợp điều tra nguyên nhân của đợt hạn hán kỷ lục năm ngoái.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc chính quyền Trung đang kiểm soát sông Mê Kông. Phát biểu tại thủ đô Bangkok của Thái Lan năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng đợt hạn hán nghiêm trọng xuất phát từ "quyết định của Trung Quốc về việc chặn dòng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông".
Một ngư dân cho thấy tảo phát triển mạnh ở sông Mê Kông, đoạn chảy qua thị trấn Loei, Thái Lan ngày 10.1.2019 - ảnh: Reuters
Trong một thông báo ngày 13.4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ nghiên cứu của Eyes on Earth Inc., đồng thời cho rằng việc xem các đập của nước này gây ra hạn hán ở hạ lưu sông Mê Kông là “vô lý”.
Theo thông báo, tỉnh Vân Nam cũng hứng chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và lượng nước trong hồ chứa tại các đập thủy điện đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Dù vậy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cam kết nước này sẽ làm hết sức mình để đảm bảo “lượng nước xả hợp lý” cho các quốc gia ở hạ lưu sông Mê Kông, bao gồm Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Tuyên bố của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với dữ liệu của nghiên cứu mới, ông Brian Eyler, giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm Stimson (Mỹ) cho biết. “Chính quyền Trung Quốc đang nói dối hoặc những người vận hành đập ở thượng nguồn sông Mê Kông che đậy sự thật”, ông Eyler nói.
(Theo báo TNO)
Gửi ý kiến bạn đọc về: Đập thủy điện Trung Quốc giữ nước sông Mê Kông suốt mùa mưa, gây hạn cho hạ nguồn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...