»

Thứ bảy, 18/01/2025, 09:08:05 AM (GMT+7)

Công trình xanh – giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả

(08:35:17 AM 26/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Công nghiệp hóa và đô thị hóa là một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên, đồng hành với quá trình này, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng phát thải khí nhà kính. Bởi vậy, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững chính là thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng với hệ thống công trình xanh.

Công[-]trình[-]xanh[-]–[-]giải[-]pháp[-]sử[-]dụng[-]năng[-]lượng[-]hiệu[-]quả

Công trình xanh – giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả - Ảnh minh hoạ: IE


* Năng lượng sạch trong xây dựng


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết: Thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển, đặc biệt là vấn đề tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và môi trường. Ý thức được những mặt trái của quá trình phát triển, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp hướng tới sự phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay.

Cùng với Định hướng phát triển bền vững, Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh, năm 2010 Quốc hội đã ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Xây dựng đã thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ có liên quan đến chương trình này. Điển hình là việc ban hành các quy chuẩn về công trình xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả... nhằm kiểm soát việc sử dụng năng lượng trong các công trình xây dựng.

Quá trình triển khai áp dụng các Quy chuẩn này, nhiều tổ chức quốc tế đã có những dự án cụ thể hỗ trợ Bộ Xây dựng; trong đó có dự án “Thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành Xây dựng” thuộc Chương trình năng lượng sạch do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam triển khai. Dự án hợp tác với Bộ Xây dựng và 6 Sở Xây dựng (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa và Nghệ An) – những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh để khảo sát thực tế và thực hiện thí điểm nhằm giảm phát thải khí nhà kính gây tác động đến biến đổi khí hậu.

Phó Tổng giám đốc USAID - ông Jason Foley nhận xét: Tiết kiệm năng lượng là mục tiêu quan trọng tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, nó liên quan đến việc chuyển đổi các ngành công nghiệp và sẽ tạo ra bước phát triển cho tăng trưởng kinh tế. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh như hiện nay, Việt Nam cần chú ý đến việc cung cấp đủ năng lượng phục vụ phát triển kinh tế. Việc đầu tư mới là cần thiết nhưng tiết kiệm năng lượng cũng là vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và USAID mong muốn hợp tác, đồng hành với Việt Nam trong dự án quan trọng này.

Dự án “Thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành Xây dựng” được triển khai thực hiện trong 4 năm với tổng kinh phí hơn 3,3 triệu đô la nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng do USAID tài trợ và hỗ trợ Chiến lược Phát triển Phát thải thấp của Chính phủ Việt Nam (còn gọi là Chiến lược Tăng trưởng Xanh). Dự án phối hợp với Bộ Xây dựng nhằm giảm tiêu thụ điện trên cả nước bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng thông qua triển khai bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả” (VBEEC) và thúc đẩy một chương trình xây dựng công trình xanh.

Dự án này được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Bộ Xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng; giúp đẩy mạnh phong cách sống thân thiện với môi trường của người dân.

* Hướng tới công trình xanh


Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng với 765 đô thị và dân số đô thị chiếm 32,45% dân số toàn quốc. Dự báo đến năm 2025, dân số đô thị ở Việt Nam khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số đô thị của cả nước. Do đó, tại khu vực đô thị, nhu cầu xây dựng tiếp tục gia tăng nhanh, đồng nghĩa với việc tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và xả rác thải ra môi trường.

Các tòa nhà hiện đang chiếm khoảng 30 - 40% năng lượng sử dụng, 19% lượng nước sạch tiêu thụ, 29% gỗ khai thác, 40-50% nhiên liệu thô được sử dụng... Bởi vậy, xây dựng các công trình năng lượng hiệu quả - công trình xanh, giảm thiểu và tái chế chất thải cũng như sử dụng nguyên vật liệu để nâng cao công tác quản lý, hoạt động của tòa nhà chính là giải pháp đúng đắn, giúp giảm áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, việc giảm năng lượng tiêu thụ sẽ giảm áp lực lên hệ thống điện, giao thông, xử lý chất thải và các chất gây ô nhiễm môi trường... Điều này cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo một môi trường sống đô thị lành mạnh gần với thiên nhiên cho người dân.

Minh họa tiêu biểu về công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng chính là công trình Nhà Quốc hội. Đây không chỉ là công trình đẹp, hiện đại về kiến trúc mà còn ứng dụng các công nghệ khai thác hiệu quả năng lượng mặt trời, cho phép tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng. Trong một cuộc hội thảo về công trình xanh do Bộ Xây dựng tổ chức, Đại sứ Mỹ David Shear nhận xét: Công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng mang lại lợi ích trong việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, giảm tác động biến đổi khí hậu, giảm khí thải nhà kính cũng như chi phí năng lượng cho người sử dụng… Tiêu chuẩn về công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng sẽ là yếu tố mà các cơ quan chức năng không thể bỏ qua.

Kiến trúc sư Hồ Hoàng Sa nhận xét: Để giảm phát khí thải nhà kính gây tác động đến biến đổi khí hậu thì các dự án đầu tư cần sử dụng thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường, chú trọng tới yếu tố hiệu quả năng lượng ngay từ giai đoạn thiết kế và giám sát thi công. Để giảm phát thải khí nhà kính, các tòa nhà cần thỏa mãn 4 tiêu chí: sự tiện dụng, thiết kế, độ bền và thẩm mỹ. Do đó, việc thẩm định tòa nhà cần xem xét các khía cạnh về chiếu sáng tự nhiên, nhiệt độ, thông gió, điều hòa.

Trên thực tế, hiện Việt Nam còn thiếu nhân lực, cán bộ kỹ thuật về hiệu quả năng lượng. Cùng đó, việc tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ cho tòa nhà còn gặp nhiều khó khăn trong khi giá thành của các thiết bị hiện đại còn quá cao và người sử dụng chưa thực sự quan tâm tới tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, cùng với việc chú trọng đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho ngành xây dựng thì công tác thu thập số lượng và việc sử dụng năng lượng của các tòa nhà cũng rất quan trọng - ông Joseph Deringer Trưởng đoàn tư vấn dự án “Năng lượng sạch Việt Nam - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng” chia sẻ. Đây chính là cơ sở để hình thành các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng như hệ thống phần mềm theo dõi việc sử dụng điện phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và phát triển thêm nhiều công trình xanh, Bộ Xây dựng đang soạn thảo “Chiến lược phát triển công trình xanh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” cùng hệ thống tiêu chí đánh giá công trình xanh, công trình sử dụng năng luợng tiết kiệm và hiệu quả.

Thu Hằng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công trình xanh – giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI