»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:47:24 PM (GMT+7)

Ba nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm sát Việt Nam Tin mới nhất

(21:52:34 PM 07/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Trước việc ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc nằm ngay sát biên giới nước ta vừa đi vào hoạt động, đại diện Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN) cho hay sẽ sang làm việc và có thể ký một thỏa thuận về an toàn bức xạ với Trung Quốc.

[-]Ba[-]nhà[-]máy[-]điện[-]hạt[-]nhân[-]Trung[-]Quốc[-]nằm[-]sát[-]Việt[-]Nam

 
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, khoảng cách 50 cây số không nghĩa lý gì nếu sự cố phóng xạ xảy ra.
 
Trước việc ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc nằm ngay sát biên giới nước ta vừa đi vào hoạt động, tại họp báo thường kỳ của Bộ KH&CN sáng qua (6/10), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cho biết: Sắp tới, sẽ có đoàn Việt Nam sang làm việc và có thể ký một thỏa thuận về an toàn bức xạ với Trung Quốc. Còn các chuyên gia thì cho rằng, cần nhanh chóng xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.
 
7 tổ máy điện hạt nhân hoạt động sát biên giới Việt Nam
 
Ba nhà máy điện hạt nhân phía nam của Trung Quốc, gần biên giới Việt Nam đã đi vào hoạt động gồm Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành trên địa bàn tỉnh Quảng Tây, Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang ở tỉnh Quảng Đông và Nhà máy điện hạt nhân Xương Giang nằm trên đảo Hải Nam. Trong đó, Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành đã vận hành tổ máy số 1, số 2, công suất 1.000MW, Nhà máy điện hạt nhân Xương Giang đã vận hành tổ máy số 1, 2 và Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang đã vận hành 3 tổ máy.
 
Theo lộ trình, mỗi nhà máy này có thể có tới 6 tổ máy điện hạt nhân. Như thế đã có 7 tổ máy điện hạt nhận hoạt động gần biên giới nước ta. Trong tương lai có gần hai chục tổ máy điện hạt nhân ngay sát Việt Nam. Các tổ máy này đều nằm gần biên giới phía bắc, nơi gần nhất chỉ cách Móng Cái, Quảng Ninh 50km.
 
Theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), khu vực bên ngoài nhà máy điện hạt nhân cần được phân vùng để có kế hoạch ứng phó sự cố phù hợp: vùng bảo vệ khẩn cấp (không được quy hoạch có dân cư, PAZ); vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (có thể có dân cư nhưng phải có kế hoạch ứng phó nhằm ngăn ngừa sự chiếu xạ đối với công chúng bên ngoài cơ sở khi xảy ra sự cố, UPZ); khoảng cách lập kế hoạch mở rộng (EPD); khoảng cách lập kế hoạch cho hàng hóa và thực phẩm (ICPD). 
 
Theo khuyến cáo của IAEA, đối với nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn hơn 1.000 MW thì kích thước của các vùng PAZ, UPZ, EPD và ICPD tương ứng là (3-5 km), (15-30 km), 100 km và 300 km. Như vậy, riêng với nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam sẽ thuộc khu vực EPD và ICPD của nhà máy này.
 
Nói về tác động của các sự cố hạt nhân, ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, khoảng cách 50 cây số không nghĩa lý gì nếu sự cố phóng xạ xảy ra. Năm 2011, khi sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima xảy ra ở Nhật, ngay lập tức, hai trạm quan trắc là Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và Viện KHKT Hạt nhân đo được phóng xạ trong không khí ở Việt Nam. Sự cố Chernobyl trên lãnh thổ Ukraine năm 1986, những đám mây phóng xạ phát tán hàng nghìn km.
 
Xem xét ký thỏa thuận với Trung Quốc về an toàn hạt nhân
 
Trước lo ngại, các nhà máy điện hạt nhân phía nam Trung Quốc có thể ảnh hưởng phóng xạ đến Việt Nam (các sự cố phóng xạ có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn km-PV), ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cho biết, Việt Nam có thể vận dụng một số công ước quốc tế để nhận biết sớm sự cố hạt nhân nếu xảy ra. Việt Nam đã tham gia Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân từ năm 1987. Bất kỳ một sự cố hạt nhân nào, mạng lưới thông báo sớm quốc tế sẽ cung cấp thông tin cho Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia Công ước an toàn hạt nhân. Hàng năm các quốc gia thành viên của công ước này phải nộp báo cáo về các biện pháp mình đã thực hiện để đảm bảo việc các nghĩa vụ quy định của công ước. Tại cuộc họp, Việt Nam có thể chất vấn các vấn đề hạt nhân của Trung Quốc.
 
Cũng theo ông Tấn, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa có trao đổi song phương với Trung Quốc về vấn đề điện hạt nhân của nước này. Sắp tới, sẽ có đoàn của Việt Nam trực tiếp sang làm việc và có thể ký một thỏa thuận giữa Cục An toàn bức xạ và hạt nhân với Cơ quan an toàn hạt nhân Trung Quốc để có cách thức trao đổi thông tin về vấn đề này.
 
Theo TS Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ, để đo mức độ phóng xạ trong không khí, Việt Nam đã có 2 trạm quan trắc cảnh báo phóng xạ môi trường. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Hào Quang, trước thực tế một số nhà máy điện hạt nhân sát sườn Việt Nam đặt tại Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia đang và sẽ đi vào hoạt động, cần nhanh chóng xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.  Trước mắt nên tập trung đầu tư thiết bị quan trắc tại những địa phương có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong trường hợp xảy ra sự cố điện hạt nhân từ Trung Quốc như Quảng Ninh (Móng Cái và Bãi Cháy), Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An và Hà Nội.
 

 “Hiện tại chúng tôi đã nhận được báo cáo an toàn hạt nhân của Trung Quốc và gửi cho các bộ, ngành liên quan để đặt câu hỏi cho phía bạn. Việt Nam có quyền chất vấn với Trung Quốc và họ phải giải trình ở Hội nghị thường niên của công ước tổ chức tại Viên (Áo)”.  - Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Theo Tiền Phong
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ba nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm sát Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI