Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Áp lực tăng giá điện đã đỡ hơn trong năm 2015
(06:52:19 AM 17/11/2014)Bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (ảnh) nói dù quy định là nếu mức tăng giá điện từ 7% trở lên sẽ do Thủ tướng quyết định nhưng thực tế, nếu tăng 5%, EVN đã phải xin ý kiến vì giá điện có những tác động xã hội.
Đẩy mạnh cổ phần hóa
* Thưa Phó thủ tướng, sức ép tăng giá điện trong thời gian tới sẽ rất lớn do giá than, giá khí… bán cho điện đã tăng khá nhiều, liệu giá điện tăng đợt tới sẽ ở mức cao?
Ảnh: M.Q
- Không thể nói trước được nhưng trong điều chỉnh giá điện có các yếu tố đầu vào và đặc biệt là tỷ giá. Ngành điện chịu sức ép tỷ giá rất lớn vì vay nước ngoài nhiều. Trong quy định của Thủ tướng hiện nay, dù điều kiện về chi phí đã đủ, nhưng điều kiện xã hội chưa đủ thì (muốn tăng giá điện) cũng phải xin phép Thủ tướng. Anh không thể tự động được. Anh vẫn bị kiểm soát. Quy định là 7% tăng thì phải xin phép Chính phủ nhưng thực ra tăng dưới 5% là đã phải xin rồi. Xin một cấp từ Bộ Công thương thì bộ này cũng phải xem cẩn thận.
Nếu chỉ EVN đứng ra thì toàn bộ gánh nặng vốn dồn vào đây, làm cho tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Như thế anh cứ phải tăng giá đuổi theo để đáp ứng nợ. Bước đường còn rất dài, mà cứ chất tải lên thì giá điện đến lúc sẽ vượt qua khả năng chịu đựng của xã hội
* Ngân hàng Thế giới vừa khuyến cáo EVN phải tăng giá điện để đáp ứng nhu cầu đầu tư rất lớn, theo Phó thủ tướng khuyến cáo này có cơ sở thực tế không?
- Ngành điện là ngành sử dụng vốn nhiều nhất trong các ngành kinh tế. Trước đây luôn chiếm khoảng 10 - 12% đầu tư phát triển toàn xã hội. Riêng năm 2014, đầu tư trên 100.000 tỉ đồng, lớn nhất từ trước đến nay. Thế nhưng vẫn chỉ là "bóc ngắn cắn dài", chưa đáp ứng nhu cầu đề ra. Trong các giai đoạn quy hoạch phát triển điện, tính ra mỗi năm cần phải đầu tư, bổ sung thêm 4.000 MW nguồn điện. Tính sơ sơ cũng 8 tỉ USD. Điện hạt nhân nếu làm cũng gần 10 tỉ USD. Vốn phản ánh vào đâu, lại vào giá thôi.
* Nhưng phải có giải pháp nào khác chứ làm sao có thể để EVN tăng giá điện mãi được?
- Chính phủ cũng đã nhìn thấy, nếu chỉ EVN đứng ra thì toàn bộ gánh nặng vốn dồn vào đây, làm cho tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Như thế anh cứ phải tăng giá đuổi theo để đáp ứng nợ. Bước đường còn rất dài, mà cứ chất tải lên thì giá điện đến lúc sẽ vượt qua khả năng chịu đựng của xã hội. Cho nên, từ năm 2005, Quốc hội đưa ra luật Điện lực, yêu cầu cạnh tranh, đẩy mạnh cổ phần hóa để giảm tải cho EVN. Đưa "ông" than (Tập đoàn than VN) gánh ít, "ông" dầu khí (Tập đoàn dầu khí VN) gánh ít, "ông" tư nhân ngoài gánh ít. Hiện nay, tỷ lệ tư nhân trong ngành điện đã 37% rồi. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng.
Không hiệu quả là chết
* Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nói sau năm 2015 thì giá điện có thể tăng, có thể giảm. Nhưng thực tế, giá điện chưa giảm mà chỉ có tăng?
- Đúng. Trong ngắn hạn là giá điện khó giảm. Nhưng như tôi nói, áp lực tăng giá điện đã đỡ hơn chút vì tải được san ra. Tốc độ tăng giá điện sẽ không cao bằng việc cứ để một "ông" gánh. “Room” cho việc tăng giá điện không còn nhiều. Giá điện hiện nay tính theo USD vào khoảng 7,2 - 7,3 cent/kWh. Khi lập quy hoạch phát triển điện, ta tính chi phí biên dài hạn là khoảng 9 cent/kWh. Thế anh có tăng kiểu gì đi nữa, anh cũng chỉ còn được 1,7 cent nữa thôi. Anh mà không quay về vấn đề hiệu quả, cạnh tranh là anh chết.
* Nói EVN phải đẩy mạnh cổ phần hóa để giảm tải nhưng mấy tổng công ty lớn của EVN cổ phần hóa cũng không dễ vì quy mô quá lớn trong khi kinh doanh lại thua lỗ?
- Không có gì khó. Mình làm từng bước. Nguồn lực trong dân còn lớn, vấn đề phải có cơ chế hấp dẫn. Lợi nhuận ngành điện còn hấp dẫn, không có lãi to nhưng mà đều.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)