Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Ai chịu trách nhiệm?
(07:09:20 AM 20/11/2012)
ÔNG ĐINH VĂN THU,
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH QUẢNG NAM:
EVN phải chịu trách nhiệm đầu tiên
Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Khi tiến hành xây dựng thủy điện, EVN đều có báo cáo, đánh giá việc xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 tại địa điểm Bắc Trà My là lý tưởng. Tuy nhiên, khi xây dựng xong mới vỡ lẽ mọi chuyện như hiện nay. Động đất liên tục xảy ra khiến người dân và chính quyền Quảng Nam không một ngày nào được bình yên.
Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm thuộc về EVN cần phải có trách nhiệm liên đới của các đơn vị khác. Hơn nữa, cần phải xác định có phải thủy điện Sông Tranh 2 là tác nhân gây nên động đất hay không, hay chỉ là nhân tố tiếp sức để gây nên động đất. Bởi theo nghiên cứu công bố của các nhà khoa học, trước khi xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 thì khu vực này cũng có xảy ra vài trận động đất nhưng rất thưa thớt.
Từ khi thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, hiện tượng động đất liên tục xảy ra, ngày càng mạnh dần, khiến hơn 40.000 hộ dân hoảng loạn, bất an. Vì vậy, điều quan trọng nhất bây giờ là phải đặt sự an nguy của người dân lên trên sự an toàn của đập bởi nếu động đất xảy ra 5,5 độ Richter thì đập an toàn nhưng nhà dân thì sập hết rồi.
Từ trước đến giờ, các nhà khoa học, các ban, ngành cũng chỉ khẳng định hôm nay đập an toàn chứ không một ai khẳng định ngày mai đập vẫn an toàn nên phải xem an toàn tính mạng người dân là số một.
ÔNG ĐẶNG PHONG, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN BẮC TRÀ MY:
Lỗi do chủ đầu tư và đơn vị liên đới
Chủ đầu tư EVN phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Bởi trước khi xây dựng thủy điện, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thuê các đơn vị tư vấn thiết kế, đánh giá tác động môi trường. Khi tất cả mọi vấn đề đạt tiêu chí xây dựng, chủ đầu tư mới tiến hành xây dựng. Nên suy cho cùng, chủ đầu tư chịu trách nhiệm đầu tiên. Tuy nhiên, cần xem xét trách nhiệm liên đới của các đơn vị tư vấn thiết kế; đơn vị nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là nghiên cứu về động đất.
Do việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường để đi đến kết luận cho xây dựng thủy điện trên đới đứt gãy là sai lầm nên mới khiến động đất liên tục xảy ra. Hơn 40.000 hộ dân Bắc Trà My ngày đêm mất ăn mất ngủ cũng vì cái thủy điện này. Vì vậy, trước mắt, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường kinh phí để sửa chữa nhà cửa của người dân và các công trình công cộng bị hư hỏng do động đất xảy ra.
ÔNG HUỲNH TẤN SÂM, NGUYÊN BÍ THƯ HUYỆN ỦY BẮC TRÀ MY:
Cần có phương án cụ thể để an dân
Lúc tôi còn làm bí thư huyện cũng là lúc dự án thủy điện Sông Tranh 2 được đầu tư, xây dựng. Lúc đó, tôi đã phản đối quyết liệt vì sợ thủy điện này sẽ mang họa cho nhân dân nhưng sự phản đối của tôi không được các cấp, ngành chấp thuận. Bây giờ, mới nhìn thấy được cái hại nhiều hơn cái lợi trước mắt. Cuối cùng, dân, lãnh đạo ở huyện chịu khổ nhiều cho cái thủy điện này.
Cũng cần nói thêm rằng ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư, cũng cần truy cứu trách nhiệm của đơn vị thi công để xảy ra tình trạng thấm nước ào ạt, phải tốn tiền tỉ cho việc khắc phục sự cố. Trước sự việc này, không phải để người dân bất an nữa, cần phải có một phương án cụ thể, thống nhất. Đó là phải tìm mọi phương án xả hết nước trong hồ ra ngoài, để nguyên hiện trạng khô đáy hồ khoảng nửa năm, nếu vẫn còn động đất xảy ra triền miên thì việc này là do thổ nhưỡng, địa chất.
Còn nếu sông cạn, động đất không xuất hiện thì tất cả là do thủy điện tích nước mới gây nên động đất. Làm một ví dụ như thế, nếu đúng là “thủ phạm” thủy điện thì cần phải hy sinh thủy điện Sông Tranh 2 để người dân trong vùng được yên tâm sinh sống, làm ăn, cán bộ chú tâm vào công việc hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.