»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:02:41 AM (GMT+7)

Sản xuất nhiệt điện từ trấu

(00:24:36 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trấu là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo tạo, bảo vệ môi trường. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện trấu. Hiện tại, nước ta bước đầu có một số dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện từ trấu.

Tiềm năng lớn

 

Hiện Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu điện năng. Theo dự báo sau năm 2015, Việt Nam phải nhập than. Năm 2020, nhu cầu năng lượng tăng khoảng 4 lần so với hiện nay. Tiềm năng thủy điện cơ bản sẽ khai thác hết vào thập kỷ tới trong khi nguồn khí và than có giới hạn. Việt Nam sẽ sớm phải nhập khẩu than và trở thành nước nhập khẩu năng lượng.

 

Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là tận dụng nguyên liệu tái tạo để sản xuất điện nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống và sản xuất. Trấu là một nguồn năng lượng tái tạo dồi dào ở nước ta. Trấu là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, giải quyết nạn thiếu điện nhất là vào mùa hè cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường do trấu dư thừa gây ra.

 

Ước tính hàng năm nước ta sản xuất từ 15-16 triệu tấn gạo, do đó Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển điện trấu. Trấu tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, chỉ tính riêng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 4 triệu tấn trấu mỗi năm.

 

Tuy nhiên, hiện nay nguồn trấu sử dụng lãng phí, chưa đạt hiệu quả và gây ra ô nhiễm môi trường. Theo tập quán, người nông dân sẽ thu gom để xử lý thành mùn bón ruộng, sử dụng làm chất đốt để nấu ăn, nung gạch...

 

Lượng trấu còn lại thải ra môi trường đã gây ô nhiễm. Trong khi đó trên thế giới, nhiều nước nông nghiệp đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện. Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ… hàng năm đã sản xuất hàng trăm MW điện từ trấu.

 

Theo số liệu tính toán, cứ 5 kg trấu tạo ra 1 KW điện, như vậy với lượng trấu hàng triệu tấn trấu mỗi năm thu lại được hàng trăm MW điện. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam đánh giá: “Việt Nam có nguồn trấu dồi dào. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện trong tương lai”.

 

Để sản xuất nhiệt điện từ trấu, cần sử dụng các tuabin, lò hơi. Hiện nay ở Việt Nam công nghệ này chưa có nhưng nếu đầu tư xây dựng, các công nghệ này sẽ rẻ hơn nhiều so với công nghệ sản xuất điện từ than hay các nguồn nguyên liệu khác, hơn nữa giá nguyên liệu đầu vào tương đối rẻ, ông Ngãi khẳng định.

 

Sản xuất nhiệt điện từ trấu góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân, tạo công ăn việc làm hơn nữa giảm thải ô nhiễm môi trường do trấu thừa gây ra.

 

Bước đầu triển khai

 

Tiềm năng cũng như hiệu quả từ điện trấu mang lại đã rõ ràng nhưng để tiềm năng thành hiện thực, còn rất nhiều công việc phải làm. Hiện tại, điện trấu mới bước đầu thực hiện ở các địa phương trên quy mô nhỏ lẻ mà chưa tính đến quy hoạch tổng thể trên phạm vi cả nước.

 

Được biết, hiện nay, tại tỉnh An Giang có hai dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện từ trấu công suất  10 MW. Ngoài ra, tại tỉnh Tiền Giang, một dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt trấu khoảng 10MW, vốn đầu tư trên 18,6 triệu USD, đã được chính quyền chấp thuận.

 

Tại Đồng Tháp, UBND tỉnh cũng đã cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho công ty cổ phần điện Duy Phát xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại ấp Bình Hiệp B, huyện Lấp Vò, tổng vốn 296 tỷ đồng, công suất thiết kế 10MW.

 

Ở tỉnh Kiên Giang, Sở Công thương tỉnh này đang phối hợp với các ngành liên quan tổ chức khảo sát, chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện trấu công suất 11 MW. Trong khi đó, tại thành phố Cần Thơ, Công ty cổ phần Nhiệt điện Đình Hải đã đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại khu công nghiệp và chế xuất Trà Nóc…

 

Theo ông Ngãi, cần tiến hành điều tra trên quy mô toàn quốc sản lượng trấu hàng năm cũng như có những tính toán cụ thể vế lượng trấu tạo ra 1KW điện năng. Từ những số liệu cụ thể lựa chọn xây dựng nhà máy và công nghệ phù hợp với từng vùng.

 

Cũng theo ông Ngãi, Hiệp hội đang đệ trình Chính phủ kiến nghị sử dụng năng lượng trấu vào sản xuất điện. Hy vọng đây là một trong những cơ sở để Chính phủ xem xét đưa ra chiến lược phát triển điện trấu trong thời gian tới.

Theo Lao Động
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sản xuất nhiệt điện từ trấu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI