»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:04:25 AM (GMT+7)

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận - Chọn công nghệ của Nga

(00:24:56 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nga được lựa chọn làm đối tác cung cấp công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận 1, trong khi nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 đang trong quá trình xem xét, lựa chọn đối tác.

Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử, cho biết thông tin trên ngày 25/5, trước thềm triển lãm ĐHN lần thứ 4 của Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội từ 27 – 19/5/2010.

 

 

 

Theo TS Phan Minh Tuấn – Trưởng ban Đầu tư Dự án Điện Hạt nhân&Năng lượng Nguyên tử, lý do chọn Nga là do đây là nước sở hữu công nghệ nguồn, công nghệ hạt nhân vì hòa bình và mục đích thương mại với công nghệ lò nước nhẹ vận hành rất an toàn khoảng 1 thế kỷ qua.

 

 

Công nghệ hạt nhân của Nga được ghi nhận là an toàn bậc nhất hiện nay. Hiện rất nhiều khách hàng nước ngoài đang đặt mua công nghệ ĐHN của Nga. Chính Nga cũng phát triển mạnh mẽ thị ĐHN công nghệ lò nước nhẹ ở thị trường phát điện nội địa.

 

 

Việc lựa chọn Nga đã được xem xét trong một thời gian dài và là một quyết định mang tầm quốc gia. Ngoài ra, cơ hội hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực ĐHN vẫn mở ra cho nhiều đối tác đến từ các nước khác.

 

 

Bởi liên quan đến ĐHN còn nhiều lĩnh vực khác như tư vấn, đào tạo. Ngoài ra, từ nay đến năm 2030, Việt Nam còn mở thêm 8 – 10 địa điểm xây dựng ĐHN nữa.

 

 

Dự án ĐHN tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi và xúc tiến tìm đối tác tư vấn. Hồ sơ yêu cầu đã dự thảo xong, đang xin ý kiến một số đối tác có kinh nghiệm liên quan, dự kiến hoàn thành trong 18 – 24 tháng.

 

 

Sau đó chuyển qua lựa chọn tổng thầu thực hiện dự án theo hình thức chìa khóa trao tay. Song song với dự án đầu tư, nhiều việc khác cũng đang được khẩn trương tiến hành theo yêu cầu của Thủ tướng như dự án hạ tầng cơ sở cho thi công, dự án trung tâm tâm tiếp xúc với dân chúng ở Phan Rang – Tháp Chàm; dự án nguồn nhân lực, v.v…

 

 

Về chất thải hạt nhân, Nga cam kết sẽ giúp chúng ta quản lý và xử lý chất thải hạt nhân, đồng thời xây dựng cả một chương trình quốc gia về vấn đề này. Đây là một cam kết mang tính lâu dài.

 

 

Về bài toán nhiên liệu, theo ông Tấn, đây là bài toán cả thế giới đều phải lo chứ không chỉ riêng Việt Nam. Nếu sử dụng không tái chế, với công nghệ lò hiện nay, nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân chỉ đủ dùng trong khoảng 80 năm nữa. Nhưng nếu tái chế có thể dùng trong nhiều nghìn năm.

 

 

Về quỹ đất sử dụng xây dựng lò phản ứng hạt nhân có ảnh hưởng tới quỹ đất nông nghiệp hay không, ông Tấn khẳng định không tốn nhiều diện tích.

 

 

Một tổ máy 1000 MW chỉ tốn khoảng 40ha, lại nằm ở những vùng khô cằn, hoang mạc hóa, gần như không canh tác được gì. Tuy nhiên, dự án vẫn hạn chế tối đa ảnh hưởng tới việc canh tác lúa, nho của bà con nông dân ở khu vực vùng đệm nằm phía ngoài khu vực cấm của nhà máy.

 

 

Dân vẫn được canh tác ở khu vùng đệm nhưng không được sinh sống. Cư dân ở vùng có nhà máy ĐNH sẽ được ưu đãi về sản xuất, giáo dục, văn hóa, v.v… theo đúng Luật Năng lượng Nguyên tử.

 

 

Về vấn đề nguồn nhân lực, hiện nay Bộ Giáo dục&Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Đào tạo Phát triển nguồn nhân lực và đang chờ phê duyệt.

 

 

Theo đó, sẽ có bảy cơ sở đào tạo về ĐHN gồm ĐH Bách khoa Hà Nội, Viện Năng lượng Nguyên tử, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Viện Vật lý, ĐH Đà Lạt, ĐH Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, ĐH Điện lực.

 

 

Một số đơn vị khác như Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Khoa học&Công nghệ cũng có chương trình đào tạo riêng. Ngoài ra, phía Nga đang hợp tác tích cực với Việt Nam đào tạo cho 40 người Việt đầu tiên trong năm 2010 và sẽ tiếp tục đào tạo trong các năm tiếp theo.

 

 

Ngoài ra, các cơ quan liên quan hiện nay đang tiêp stục xây dựng các thông tư, nghị định, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến điện hạt nhân; ký kết và tham gia các cam kết quốc tế liên quan đến điện hạt nhân, v.v…

 

 

Ông Tấn cho biết, triển lãm ĐHN sắp tới hội tụ được đầy đủ các anh hào trong lĩnh vực ĐHN, như Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc, v.v… Dự kiến triển lãm như vậy sẽ được tổ chức đều đặn 2 năm/lần.

Mỹ Hằng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận - Chọn công nghệ của Nga

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI