Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Đột phá năng lượng tái tạo
(00:24:18 AM 18/06/2011)
Báo cáo 900 trang được đánh giá là có ý nghĩa vì nó so sánh với 164 kịch bản về năng lượng tái tạo và là phân tích toàn diện nhất từ trước tới giờ về xu hướng cũng như triển vọng cho lĩnh vực này vào ngày 9/5/2011 tại Abu Dhabi, UAE.
Trước thềm lễ ra mắt, từ 5 – 8/5, hơn 100 chính phủ các nước thảo luận bản tóm lược dành cho các nhà hoạch định chính sách.
Ngay từ đầu năm, Qũy Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã công bố tầm nhìn của mình hướng tới một tương lai sử dụng 100% nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050, một kịch bản tham vọng nhất trong bất kỳ công bố nào từ trước tới nay.
Tầm nhìn này, Báo cáo Năng lượng, dựa trên một kịch bản chi tiết bởi một đơn vị tư vấn năng lượng Ecofys, đồng thời cho thấy các cơ hội cũng như thách thức của sự phát triển dựa trên công nghệ hiện có.
Không may, Báo cáo Năng lượng này đã tới muộn để được xem xét bởi các tác giả thuộc IPCC để đưa vào các phân tích của IPCC.
Xuất phát từ cách nhìn riêng lẻ của mình về một mục tiêu to lớn, IPCC vì thế đã đánh giá thấp tiềm năng triển khai năng lượng tái tạo thậm chí nhanh hơn, đặc biệt khi kết hợp với các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả tiên tiến nhất, đại diện WWF nói.
“IPCC đã đưa ra một báo cáo mang tính bước ngoặt, cho thấy tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng đối với năng lượng tái tạo, nhưng tiếc rằng không xác định được một lộ trình đạt tới việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho đến năm 2050”, ông Stephan Singer, Giám đốc Chính sách Năng lượng Toàn cầu của WWF Quốc tế, cho biết.
“Báo cáo của WWF bổ sung mảnh bị mất - một tầm nhìn táo bạo với lộ trình thời gian rõ ràng. Chúng ta cần phải nhanh chóng nếu chúng ta muốn giải quyết vấn đề bức xúc rối rắm hiện nay như an ninh năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời giữ cho biến đổi khí hậu dưới ngưỡng nguy hiểm”
164 kịch bản được đưa ra so sánh trong báo cáo của IPCC cho thấy năng lượng tái tạo dự kiến vẫn là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất. Năng lượng tái tạo sẽ đánh bại nhiên liệu hoá thạch trên quy mô toàn cầu và trong khu vực. Hầu hết trong số chúng sẽ được xem như nguồn năng lượng giúp cắt giảm chi phí đáng kể trong các thập kỷ tới, đặc biệt là năng lượng mặt trời.
“Không có lựa chọn thay thế nào thiết thực bằng việc sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo”, ông Singer nói. “Khi dầu và khí đốt đang trong tình trạng suy giảm, thế giới cần hướng tới nguồn năng lượng sạch và bền vững, đồng thời tránh đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế gây ô nhiễm”.
WWF nhất trí với IPCC rằng gần đây một lượng đầu tư lớn hướng vào năng lượng sạch và sự cắt giảm chi phí trong sử dụng năng lượng gió và mặt trời, tạo ra sự khởi đầu mạnh mẽ cho việc mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo.
“Nếu chúng ta muốn đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng thay cho nhiên liệu hoá thạch và hạt nhân, chúng ta cần thấy được sự thay đổi chính sách thực sự và hỗ trợ tài chính đồng bộ ở tất cả các vùng trên thế giới ”, ông Singer khẳng định “IPCC đã làm một việc lớn khi xác định cả hai nhóm vấn đề: các thách thức và các cơ hội lớn hơn đồng thời những lợi ích của năng lượng tái tạo đối với tất cả các quốc gia”
Không phải ngẫu nhiên báo cáo của IPCC về năng lượng tái tạo đang được ra mắt tại UAE, một quốc gia được chứng minh là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đứng thứ sáu và thứ bảy trên thế giới.
“UAE bắt đầu có những nỗ lực đáng hoan nghênh để đa dạng hoá các nguồn năng lượng của mình và nhanh chóng trở thành quốc gia đi đầu về phát triển năng lượng sạch”, Tanzeed Alam, Giám đốc Chính sách Hội Động vật Hoang dã Tiểu Vương Quốc phối hợp với WWF (EWS-WWF) nói “Các nghiên cứu của chúng tôi đối với Sáng kiến Dấu chân Sinh thái ở UAE cho thấy, vào năm 2030, Abu Dhabi có thể giảm lượng khí thải carbon dioxide của mình tới 40% bởi một ngành năng lượng tái tạo phát triển nhanh chóng vượt cả mục tiêu hiện tại”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.