Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Bài học sử dụng năng lượng ở Nhật Bản
(00:24:29 AM 18/06/2011)
>>Hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhật Bản
Hiệu quả sử dụng năng lượng ở Nhật Bản là một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu hiện chỉ đạt khoảng 30%, thấp hơn so với các nước phát triển 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%. Với mức sử dụng năng lượng bình quân của nền kinh tế, để tạo ra 1.000.000 USD GDP, Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 634.000 kg dầu quy đổi, cao gấp 1,5 -1,7 lần so với Malaysia và Thái Lan, và gấp 2 lần mức bình quân của thế giới (xem hình 2). Ngành điện mỗi năm phải tăng trưởng đến 14-15% mới đáp ứng được yêu cầu tăng 6-8% GDP, trong khi bình quân trên thế giới, để tăng 1% GDP cũng chỉ tăng 1,2-1,5% năng lượng tiêu thụ" [5].
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, với tốc độ gia tăng mức khai thác và sử dụng năng lượng như hiện nay, không lâu nữa các nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở thành khan hiếm khi các mỏ dầu và khí đốt dần cạn kiệt. Lúc đó, sự mất cân đối giữa cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa chắc chắn sẽ xảy ra. Có khả năng trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam sẽ chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng với mức độ phụ thuộc vào năng lượng từ bên ngoài ngày một tăng. Chính vì vậy, việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay phải là vấn đề rất quan trọng vừa giúp đảm bảo an ninh năng lượng vừa bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Vấn đề đang được quan tâm nhất là cần phải bắt đầu công tác tiết kiệm năng lượng từ đâu và nên triển khai thực hiện như thế nào? Các kinh nghiệm từ công tác bảo tồn năng lượng của Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam chúng ta rút ra được một số bài học bổ ích khi chúng ta mới chỉ đang trong giai đoạn chập chững thực hiện việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Một cơ sở pháp lý vững chắc và các chính sách bảo tồn năng lượng linh hoạt
Nói đến hiệu quả cao của công tác bảo tồn năng lượng ở Nhật Bản trước tiên cần phải đề cập đến vai trò nền tảng của các luật định liên quan. Ngay sau cuộc khủng khoảng năng lượng thế giới lần II, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành hàng loạt cuộc họp nội các và nhanh chóng thông qua Luật sử dụng năng lượng hợp lý (Luật bảo tồn năng lượng). Theo quy định của luật này, tất cả các ngành công nghiệp ở Nhật Bản phải giảm ít nhất 1% mức tiêu thụ năng lượng hàng năm. Con số này tuy không lớn nhưng nếu cọng dồn lại trong hơn 3 thập kỷ vừa qua kể từ khi luật được ban hành thì quả là không nhỏ. Một khía cạnh đáng chú ý khác của Luật bảo tồn năng lượng là tầm nhìn xa và tính linh hoạt của nó. Mặc dù ưu tiên tập trung các nỗ lực trong ngành công nghiệp nhưng ngay từ ban đầu, luật cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực thương mại - sinh hoạt và giao thông. Trong phiên bản sửa đổi mới nhất của luật được ban hành vào tháng 5/2008, công tác bảo tồn năng lượng đã chuyển hướng tập trung sâu hơn vào lĩnh vực thương mại - sinh hoạt. Cho đến nay, Luật bảo tồn năng lượng vẫn luôn chứng tỏ là một cơ sở pháp lý vững chắc, vừa mang tính răn đe vừa khuyến khích nhằm hỗ trợ các chính sách năng lượng đi vào cuộc sống.
Các giải pháp để thực hiện chính sách bảo tồn năng lượng cũng rất mềm dẻo, toàn diện và mang tính thực tiễn cao. Hiệu quả nhất là các giải pháp khuyến khích về tài chính với các chương trình cho vay có lãi suất đặc biệt áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chương trình ưu đãi thuế bao gồm miễn thuế tương đương với 7% của chi phí mua máy móc thiết bị, khấu hao đặc biệt 30% của giá mua máy móc thiết bị, chương trình trợ cấp cho các doanh nghiệp, dự án và các thiết bị tiết kiệm năng lượng,… Đối với các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả năng lượng. Chính phủ Nhật Bản đã có một cách tiếp cận khá sáng tạo so với nhiều quốc gia khác: thay vì đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu, chương trình tiêu chuẩn TopRunner (ban hành vào năm 1999) tìm kiếm trên thị trường những sản phẩm tốt nhất hiện có về tiết kiệm năng lượng (TopRunner) và quy định mức sử dụng năng lượng của những sản phẩm này sẽ trở thành tiêu chuẩn cho các sản phẩm cùng hạng mục sau một khoảng thời gian (thường từ 4 đến 8 năm). Cách tiếp cận khá linh hoạt này vừa giúp tránh loại bỏ tức thời các sản phẩm ít tiết kiệm năng lượng trên thị trường vừa khuyến khích các nhà sản xuất tự nguyện phát triển các sản phẩm có tiêu chuẩn thậm chí còn cao hơn các sản phẩm thuộc TopRunner.
Quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ và nỗ lực hợp tác tích cực của công chúng
Khác với Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra lời khẳng định từ rất sớm đến tất cả các quan chức về sự tuân thủ và tính nghiêm minh của công tác bảo tồn năng lượng. Ngay từ những năm đầu thập niên 1980, chính phủ đã tái cấu trúc lại trên quy mô lớn hàng loạt kế hoạch và chiến lược liên quan và luôn cam kết về thái độ và trách nhiệm của nhà nước đối với an ninh năng lượng. Các chính phủ qua các đời thủ tướng trong thời gian gần đây cũng đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm này, cụ thể như: cam kết của Chính phủ Thủ tướng Hasimoto cắt giảm 6% phát thải CO2 vào năm 2012 so với năm 1990; hành động nêu gương của Chính phủ của Thủ tướng Koizumi (2001-2006) trong việc mua sắm và sử dụng các thiết bị văn phòng tiết kiệm năng lượng, tiên phong thực hiện chiến dịch cởi bỏ vét tông và cà vạt; sáng kiến “Cool Earth 50” của Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc kỳ họp thượng đỉnh Nhóm G8 lần thứ 34 nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 50% phát thải khí CO2 toàn cầu vào năm 2050; cam kết mới của Chính phủ Hatoyama nhằm cắt giảm 25% lượng phát thải CO2 so với 6% trước đây, … Tuy cam kết của Thủ tướng Hatoyama hiện đang gặp nhiều sự chống đối từ các tập đoàn công nghiệp trong nước nhưng đã thể hiện một quyết tâm đáng biểu dương giúp Nhật Bản tiếp tục là quốc gia có nhiều nỗ lực mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Tất cả những nỗ lực vừa mới đề cập trên đây của Chính phủ và những người đứng đầu Chính phủ đã có tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội Nhật Bản và đóng vai trò rất quan trọng khi huy động được sự tham gia tích cực của hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp. Điển hình có thể kể là sự tự nguyện tham gia rộng rãi của công chúng vào chương trình “lối sống mới” nhằm cổ động cho cách sống vừa khôn ngoan và thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm năng lượng; chương trình tham gia tình nguyện của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) nhằm xúc tiến sử dụng hiệu quả năng lượng và chống lại sự nóng lên toàn cầu (lúc chương trình khởi đầu, có 29 ngành công nghiệp tham gia; đến nay con số đã lên đến 36 ngành công nghiệp và 137 tổ chức),…
Tăng cường phát triển công nghệ cao, coi trọng quảng bá và giáo dục về tiết kiệm năng lượng
Một nhân tố quan trọng khác quyết định sự thành công của công tác bảo tồn năng lượng ở Nhật Bản chính là các đột phá tư duy trong công nghệ và sự quảng bá, giáo dục về tiết kiệm năng lượng. Với mục tiêu đưa công nghệ bảo tồn năng lượng tiên tiến trở thành một lợi thế cạnh tranh của nền công nghiệp của Nhật Bản, Chiến lược về công nghệ bảo tồn năng lượng của chính phủ đã dành nhiều ưu tiên về tài chính cho các nghiên cứu và phát triển công nghệ cao về năng lượng trong nhiều lĩnh vực. Nhằm đảm bảo tính thực tiễn của công tác bảo tồn năng lượng trong tương lai, việc nghiên cứu và triển khai công nghệ tiết kiệm và sử dụng hiệu năng lượng đã được xúc tiến thông qua sự hợp tác rất chặt chẽ giữa chính phủ, các ngành công nghiệp, các trường đại học và các viện nghiên cứu. Công tác quảng bá và tôn vinh các công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng tốt nhất hiện có được thực hiện thông qua các Hội chợ triển lãm Môi trường & Năng lượng (ENEX) và các hội nghị năng lượng quốc gia được tổ chức hàng năm.
Nhằm đẩy mạnh các hoạt động quảng bá và giáo dục, Trung tâm Bảo tồn Năng lượng Nhật Bản được thành lập từ rất sớm (năm 1978) với nhiệm vụ cung cấp các thông tin liên quan qua nhiều phương tiện khác nhau (kể cả thư điện tử) bao gồm: các thông tin về nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các nghiên cứu điển hình, các hướng dẫn cho các nhà máy, cao ốc, hộ gia đình,… Hàng năm, Trung tâm Bảo tồn Năng lượng kết hợp với một số tổ chức của Chính phủ phát động nhiều chương trình giải thưởng khác nhau dành cho các nhà quản lý, các nhà máy, các tòa nhà cao tầng, các kỹ sư và kỹ thuật viên, các thiết bị, sản phẩm và dự án có thành tích nổi bật trong công tác bảo tồn năng lượng.
Người Nhật vốn nổi tiếng về tính kỷ luật và ý thức tự giác và Chính phủ đã biết phát huy tối đa lợi thế này trong công tác bảo tồn năng lượng. Các chiến dịch vận động và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng rất đa dạng và linh hoạt được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông, ví dụ như phát động ngày bảo tồn năng lượng, tháng bảo tồn năng lượng, hội chợ triển lãm, … Nhiều chiến dịch tuy đơn giản, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao, ví dụ như: trao danh hiệu “Nhóm trừ 6” cho những công dân giúp Nhật Bản đạt được mục tiêu Kyoto giảm bớt 6% khí thải nhà kính, chương trình lái xe sinh thái khuyến khích tắt động cơ khi xe dừng lại ở đèn đỏ, … Ngoài ra, tiết kiệm còn luôn được xem là vấn đề đạo đức trong giới chức chính phủ cũng như trong toàn dân. Tính tự nguyện và sự nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn, tiêu chuẩn và quy định từ Chính phủ của toàn xã hội Nhật Bản đã góp phần giúp quốc đảo này trở thành quốc gia đạt hiệu quả hàng đầu trên thế giới trong công tác bảo tồn năng lượng.
Sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng nhập khẩu, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng kể từ sau thế chiến thứ II và cam kết cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính là những nguyên do chính thúc đẩy Nhật Bản xúc tiến mạnh mẽ công tác bảo tồn và sử dụng hiệu quả năng lượng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, đất nước mặt trời mọc đã xây dựng được một cơ sở pháp lý vững chắc và các chính sách tiết kiệm năng lượng mềm dẻo, linh hoạt. Ngoài ra, sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ, các nỗ lực hợp tác tích cực của công chúng, sự đầu tư phát triển công nghệ cao và coi trọng quảng bá và giáo dục về tiết kiệm năng lượng cũng là những nhân tố quyết định giúp Nhật Bản luôn duy trì vị trí dẫn đầu thế giới về tính hiệu quả trong sử dụng năng lượng. Đây cũng chính là những bài học lớn dành cho những nước đang phát triển nói chung và đặc biệt cho Việt Nam nói riêng khi hướng đến các mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.