»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:01:26 AM (GMT+7)

20 nước sẽ không dùng than để sản xuất điện trước năm 2030

(10:45:49 AM 21/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Theo ABC News, 20 quốc gia từ các châu lục khác nhau đã cam kết từ bỏ việc sử dụng than để sản xuất điện.

[-]20[-]nước[-]sẽ[-]không[-]dùng[-]than[-]để[-]sản[-]xuất[-]điện[-]trước[-]năm[-]2030[-]

Nhà máy điện Hazelwood ở thung lũng La Trobe, Úc. Ảnh TL: AAP-Greenpeace
 
Dự kiến ​​năm tới, số nước từ bỏ than sẽ tăng gấp hơn 3 lần. Tuy nhiên, những nước hăng hái tiêu thụ than nhiều nhất vẫn chưa gia nhập liên minh từ bỏ việc dùng than để sản xuất điện Powering Past Coal .
 
Tại hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu ở Bonn (Đức), 20 nước đã tham gia vào liên minh Powering Past Coal .Liên minh này chủ trương chấm dứt việc sử dụng than trong ngành công nghiệp sản xuất điện. Các nước này dự định thực hiện kế hoạch từ bỏ than trước năm 2030.
 
Dự án đã được các nước châu Âu như Đan Mạch, Ý, Phần Lan, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Vương quốc Anh, Luxembourg, Áo, Thụy Sĩ, Bỉ cùng các nước Canada, New Zealand, đảo quốc Niue, Ethiopia, Angola, Mexico, El Salvador, Fiji và quần đảo Marshall ủng hộ thực hiện. Tuy nhiên, những nước tiêu dùng than nhiều trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Đức vẫn chưa gia nhập liên minh Powering Past Coal.
 
LHQ cho rằng tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra ở Katowice (Ba Lan) vào năm 2018, số lượng các nước thành viên của liên minh này sẽ tăng lên đến 50. Sự tham gia vào liên minh Powering Past Coal không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.  Đồng thời cũng có quy định rằng những nước tham gia liên minh sẽ chia sẻ với nhau các công nghệ để giảm phát thải khí CO2.  
 
Nhiều quốc gia tham gia liên minh Powering Past Coal, hiện đã thông báo các kế hoạch hoàn toàn từ bỏ than. Đến năm 2025, Ý sẽ hoàn thành một kế hoạch như vậy, vào năm 2030, đến lượt Phần Lan. Đến năm 2030, Hà Lan sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện chạy bằng than, Pháp sẽ làm như vậy vào năm 2023, và Anh - vào năm 2025. Canada cũng có kế hoạch ngừng sản xuất điện than vào năm 2030 .
 
Trong khi đó, những nước dùng than nhiều nhất như Trung Quốc và Mỹ thì cho đến nay chỉ có kế hoạch giảm sản lượng khai thác than.
 
Năm 2017, Trung Quốc sẽ giảm sản lượng khai thác 150 triệu tấn, và Mỹ vào cuối năm tới sẽ cắt giảm tiêu thụ 30 triệu tấn than mỗi năm.
Vũ Trung Hương (báo Một thế giới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 20 nước sẽ không dùng than để sản xuất điện trước năm 2030

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI