Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Đắk Lắk: Thủy điện “nuốt” vườn quốc gia
(08:27:56 AM 10/12/2012)Cơ quan chức năng vừa đồng ý chủ trương cho Công ty CP Đầu tư xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới - Tecco (trụ sở số 65 Linh Đông, phường Linh Đông, quận Thủ Đức - TPHCM) khảo sát và chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng để xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk.
Xóa sổ nhiều diện tích rừng
Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk có công suất dự kiến 26 MW, lượng điện bình quân năm trên 100 triệu KWh, tổng vốn đầu tư gần 900 tỉ đồng. Tổng diện tích ảnh hưởng của công trình khoảng 320 ha, trong đó diện tích lòng hồ khoảng 276 ha dâng theo lòng sông nên không giải tỏa, còn lại khoảng 59,88 ha rừng bị sẽ bị đốn hạ để xây dựng các hạng mục liên quan. Nhà máy được xây dựng trên sông Sêrêpốk thuộc các tiểu khu 430, 431 và 451, là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn.
Phá vỡ hệ sinh thái
Năm 2009, cơ quan chức năng đã đồng ý cho Tecco khảo sát, chuyển đổi mục đích sử dụng 63 ha rừng để xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk, thuộc địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn - Đắk Lắk. Đến tháng 5-2012, Tecco đã có công văn xin điều chỉnh thiết kế rừng và đánh giá tác động môi trường xuống còn 59,88 ha để xây dựng nhà máy. Trong đó, 49,88 ha chuyển đổi vĩnh viễn, 10 ha còn lại chuyển đổi tạm thời, sau khi xây dựng xong công trình, chủ đầu tư sẽ trồng lại rừng và trả lại cho VQG Yok Đôn.
Ảnh hưởng không lớn?
Trong cuộc họp giữa các sở, ngành tỉnh Đắk Lắk về việc bổ sung quy hoạch và sử dụng diện tích rừng xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrang Phốk, đại diện Sở NN-PTNT cho rằng diện tích rừng bị chiếm dụng không lớn, hiện trạng là rừng nghèo đã bị khai thác cạn kiệt, phương án đầu tư của công ty có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Đại diện UBND huyện Buôn Đôn cũng cho rằng diện tích chiếm đất không lớn, là rừng đặc dụng nên việc giải phóng mặt bằng không phức tạp, chi phí đầu tư thấp nên đồng ý chủ trương xây dựng. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.