Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
IAEA tuyên truyền về điện hạt nhân tại Ninh Thuận
(20:45:00 PM 09/08/2013)
Các chuyên gia đều đánh giá và cùng nhận xét nhận thức của chính quyền và cộng đồng tại địa phương quyết định sự thành bại của dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Chuyên gia quan hệ công chúng của Tập đoàn CEZ - Tập đoàn Điện lực Cộng hòa Séc, bà Maris Dufkova cho rằng trong quá trình triển khai chương trình điện hạt nhân mới, một loạt các tổ chức tham gia quá trình ra quyết định như các bộ phận trong Chính phủ, tổ chức vận hành/sở hữu nhà máy và các cơ quan có chức năng khác. Trong giai đoạn kế tiếp, chính quyền địa phương cũng được coi là một tổ chức tham gia ra quyết định và là một trong số các bên liên quan chính.
Bà Dufkova cho rằng không thể đánh giá thấp vai trò của cộng đồng địa phương, nhất là nơi vùng dự án. Việc cộng đồng địa phương được tham gia một cách thích hợp hoặc không tham gia vì bất cứ lý do gì đều có thể ảnh hưởng đến dự án.
Đối với Việt Nam, một vấn đề khá thuận lợi khi tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân đó là được Quốc hội, Chính phủ quyết định, cơ quan chức năng (chủ đầu tư dự án) thực hiện là của Nhà nước nên trước khi tiến hành xây dựng, việc tham vấn, quan hệ công chúng để tạo sự đồng thuận là rất thuận lợi, không mất nhiều thời gian.
Bà Brenda Pagannone - Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhấn mạnh đối với bất cứ quốc gia nào đang xem xét hoặc đã vận hành nhà máy điện hạt nhân, truyền thông cởi mở với tất cả các bên liên quan cần đề cập tới các lợi ích của điện hạt nhân ở tầm quốc gia và ở phạm vi địa phương cũng như các rủi ro, cam kết và nghĩa vụ.
Cách tiếp cận trung thực đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng duy trì lòng tin và sự tin tưởng vào một chương trình điện hạt nhân. Sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương cần được lên kế hoạch từ giai đoạn đầu tiên của quá trình điều tra địa điểm để tránh tạo cảm giác rằng cộng đồng địa phương bị ép phải tiếp nhận cơ sở hạt nhân mà không có cơ hội bày tỏ ý kiến.
Bà Brenda Pagannone cũng giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có nhà máy điện hạt nhân hoạt động, đã thực hiện tốt việc tham vấn, quan hệ công chúng, thu hút sự tham gia của các biên có liên quan, tạo thuận lợi cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng chính từ cơ sở thực tiễn này.
Theo ông Phạm Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử - Bộ Khoa học và Công nghệ, từ khi có Đề án 370/QĐ-TTg, ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về "Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, giai đoạn đến năm 2020," đây là hội thảo đầu tiên mang tầm quốc gia khởi động cho Đề án, thu hút đông đảo các Bộ, ngành, chủ đầu tư dự án, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, các chuyên gia điện hạt nhân và các cơ quan thông tin truyền thông cùng tham gia.
Hội thảo có 26 báo cáo trong và ngoài nước, báo cáo của các chuyên gia các nước có nhiều kinh nghiệm trong công tác quan hệ công chúng về điện hạt nhân, từ đó đã có nhiều bài học bổ ích được rút ra.
Qua đối thoại giữa các chuyên gia, các bên có liên quan, cơ bản đã tạo được lòng tin từ công chúng. Đây là cơ sở, là tiền đề để thông tin, tuyên truyền tốt tại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn 2 bước vào khởi công nhà máy, nhất là khi có đề án Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ông Phạm Văn Trung nhấn mạnh với sự hỗ trợ của IAEA, hội thảo thực sự có ý nghĩa, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, không chỉ riêng ở tỉnh Ninh Thuận. Đây chính là thành công của hội thảo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.