Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
ĐBSCL trước đại họa
(07:03:01 AM 14/01/2013)Ước tính thượng nguồn sông Mê Kông có khoảng 300 dự án thủy điện lớn nhỏ, trong đó khoảng 1/3 đã được triển khai. Theo dự báo của các nhà khoa học, do ở cuối nguồn của sông Mê Kông, ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn vận hành.
Dày đặc rào chắn nước
Sông Mê Kông chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Theo TS Chu Thái Hoành, cán bộ Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI), những đập thủy điện ở Trung Quốc, Lào… đã và đang xây dựng sẽ giữ đến 16% tổng lưu lượng nước 475 tỉ m3/năm, ảnh hưởng 50% tổng lượng nước sông Mê Kông. Vì vậy, dòng chảy và lượng phù sa ở phía hạ lưu bị thay đổi là điều chắc chắn. Bên cạnh đó, Thái Lan, Lào và Campuchia cũng đang nỗ lực để lấy nước từ sông Mê Kông để phát triển thêm 1,8 triệu ha đất nông nghiệp.
TS Đào Trọng Tứ, chuyên gia Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), cho biết từ năm 1993 đến 2012, Trung Quốc đã và đang hoàn thành 5 công trình thủy điện lớn, gồm Man Wan (công suất 1.500 MW), Dachaoshan (1.350 MW), Jinghong (1.500 MW), Gongguaqiao (chưa rõ công suất), Xiaowan (công suất 4.200 MW). Ngoài ra, còn 3 đập khác đang trong quá trình xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Vừa qua, việc triển khai 12 dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đã bị nhiều tổ chức trên thế giới cảnh báo. Nếu hàng loạt đập này được xây dựng sẽ tác động xấu đến vựa lúa của Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới. Trong đó, ngoài Xayabury, Lào cũng đang chuẩn bị triển khai thêm 2 dự án thủy điện trên sông Mê Kông là PakBeng ở phía thượng lưu đập Xayabury và Don Sahong ở phía Nam Lào.
Hậu quả khôn lường
Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá môi trường chiến lược 12 dự án thủy điện dòng chính sông Mê Kông” của Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) cho thấy nếu những dự án này được xây dựng, ĐBSCL sẽ bị tổn thất rất lớn. ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL, cho biết: “Nếu các đập này vẫn được xây dựng, có thể nói rằng ĐBSCL đang đối mặt với sự đe dọa lớn nhất từ trước đến nay. Khi đó, không chỉ môi trường mà mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa cũng sẽ bị thay đổi”. Ước tính, hằng năm sẽ có từ 220.000 đến 440.000 tấn cá trắng bị tổn thất, tương đương với khoảng 500 triệu USD đến 1 tỉ USD.
PGS-TS Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ) nhận định: “Dự báo, nếu mức độ bất thường của biến đổi khí hậu xảy ra cao hơn và việc phát triển thủy điện trên sông Mê Kông nhanh hơn thì khoảng từ giữa đến cuối thế kỷ này, Việt Nam có thể không còn là quốc gia xuất khẩu lương thực. Khi đó, ở ĐBSCL sẽ có những đợt di dân lớn, đời sống kinh tế - xã hội xáo trộn mà rất khó tiên đoán”.
Nhiều đập gây hậu quả
PGS-TS Lê Anh Tuấn cho biết trên thế giới đã ghi nhận nhiều hậu quả của các đập thủy điện như đập Bản Kiều ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) bị vỡ năm 1975 làm hàng loạt đập khác vỡ theo. Thảm họa này đã làm khoảng 171.000 người chết do ngập lũ, mất mùa; 11 triệu người khác mất hết nhà cửa và tài sản. Ngoài hàng triệu người mất chỗ ở, thủy điện ở Trung Quốc còn gây hiệu ứng động đất như ở Tứ Xuyên năm 2008 làm hơn 70.000 người chết.
Từ năm 1953 đến 1963, hàng chục đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn sông Mississippi (Mỹ) đã dẫn đến thiên tai hoành hành, nhiều vùng hạ lưu bị lũ lụt trầm trọng. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.