Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Vỡ gan, giập lá lách do chơi xe điện đụng
(12:37:43 PM 04/07/2014)
Nhân viên khu vui chơi giải trí đua xe F1 dựng lại hiện trường vụ xe anh K. đâm vào gờ bảo vệ trưa 1-7 - Ảnh: Đông Hà
Người chơi thì lặng lẽ chịu thiệt, còn đại diện công ty cho rằng lỗi do du khách.
Giập gan, cắt lá lách
Trưa 1-7, anh N.K. (28 tuổi, ngụ ở Đồng Nai) cùng vợ là chị D. đến khu du lịch cáp treo Vũng Tàu và chọn môn xe thể thao F1 để vui chơi.
Anh K. cho biết khi chạy vòng thứ hai, đến đoạn cua và có dốc tuy có giảm ga và bẻ lái nhưng không kịp nên xe anh đã đâm vào gờ bảo vệ được bao bọc bằng vỏ xe cũ. Cú đâm mạnh cộng với quán tính xe đang lao làm vợ anh choài người về phía trước, phần ngực đụng vào thành xe. Vì vợ kêu quá đau nên anh K. cùng nhân viên y tế của cáp treo đưa vào Bệnh viện Lê Lợi cấp cứu.
Chị D. nhập viện trong tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt, bụng trướng, ngoài da không có dấu vết bầm. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhân có dịch ở bụng, tổn thương gan. Các bác sĩ khoa ngoại đã mổ cấp cứu, phát hiện gan bị vỡ, tụ máu, đứt dây chằng liền, chảy máu.
Trước đó ngày 14-6, anh T.T.C.và chị L.T.T.H. (cùng trú tại An Giang) cũng chơi trò chơi thể thao F1. Xe của họ cũng bị đâm vào gờ bảo vệ. Hậu quả, chị Hương phải nhập viện và cắt một lá lách.
Chiều 3-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Mạnh Hùng - thành viên HĐQT VCCT - cho biết ngoài hai trường hợp trên còn có một trường hợp bị tai nạn khi chơi trò chơi F1 và một trường hợp khác bị trong khi chơi trò máng trượt. Trong khi đó, các bác sĩ Bệnh viện Lê Lợi cho biết ngoài hai trường hợp vỡ gan, giập lá lách còn có trường hợp bị vỡ ruột.
Nguyên nhân do ai?
Ông Trần Mạnh Hùng cho biết các xe để chơi trò thể thao F1 tại khu du lịch Hồ Mây được đảm bảo hoạt động tốt và còn trong thời hạn kiểm định. Trước khi du khách vào chơi, nhân viên đã hướng dẫn vận hành cũng như đeo dây an toàn cho du khách. Ngoài ra, trong khu vui chơi còn có bảng hướng dẫn chơi cho khách.
Từ đó, ông Hùng khẳng định lỗi là do người chơi khi đến khúc cua đã không giảm ga, đạp thắng. Theo nhân viên kỹ thuật của trò chơi, các xe F1 này đã được siết ga, du khách có đạp đến đâu cũng chỉ đạt tốc độ tối đa khoảng 30 km/giờ.
Trong khi đó, cả anh K. và anh C. đều cho biết đúng là khi vào chơi, nhân viên có đeo dây an toàn cho họ và hướng dẫn bên nào là chân ga, bên nào là chân thắng. Tuy nhiên khi xảy ra sự việc, bản thân anh K. cũng bị choài người về trước, ngực đập vào thành xe nhưng không nặng.
Theo anh K., nguyên nhân có thể do dây an toàn lỏng, không khít chặt vào người chị D. bởi chị nhỏ người. Còn anh C. cho hay trước khi xảy ra va chạm, xe của anh có bị một xe khác vượt qua và quẹt vào phần đầu. Theo phản xạ, anh đánh lái sang để tránh nhưng khi đánh trở lại thì không kịp do tay lái quá nặng.
Ông Hùng cho biết công ty có mua bảo hiểm trách nhiệm công cộng nhưng chỉ khi nào khách yêu cầu mới mời bảo hiểm đến để xác định. Nếu xác định nguyên nhân do công ty thì mới bồi thường. Chiều 3-7, đại diện bảo hiểm có đến làm việc với công ty và tới hiện trường.
Còn trường hợp tai nạn ngày 14-6 của chị L.T.T.H., ông Hùng cho biết khách không yêu cầu nên không mời bảo hiểm. Trong khi đó, anh K. bức xúc cho biết đến chiều 4-7, phía công ty không hề hỏi thăm.
“Xe F1” đã 20 tuổi
Theo phiếu kiểm định do Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II cấp ngày 10-9-2013 cho VCCT, xe chơi thể thao F1 do Công ty J&J Amusements (Mỹ) chế tạo năm 1994. Xe có công suất danh nghĩa 5,5 mã lực, vận tốc lớn nhất thiết kế là 30 km/giờ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
- Nghệ thuật “né” những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhạy cảm
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?