Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Tránh lạm dụng nước tăng lực
(10:46:54 AM 01/09/2014)
Nước tăng lực thực chất chỉ cung cấp những calori rỗng, trẻ uống nhiều sẽ chán ăn - Ảnh minh hoạ: IE
Hiện nay, có khá nhiều người chuộng dùng nước tăng lực. Một số người làm việc nhiều, lao động nặng, ngủ không đủ, ăn không đủ chất, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thay vì nghỉ ngơi, ăn đủ chất để bồi bổ sức khỏe thì lại chọn nước tăng lực gọi là lấy lại sức khỏe và tinh thần.
Được phóng đại như “thần dược”
Hầu hết các hãng nước tăng lực đều quảng cáo đây là loại nước có tác dụng bổ sung năng lượng, cung cấp các loại vitamin có trong thức ăn, hỗ trợ chức năng hệ thần kinh và cơ bắp, tăng cường trí nhớ… Nhiều người đã tin dùng, thậm chí lạm dụng loại nước này mà không biết uống nhiều là có hại.
Bộ não cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể rất cần một chất gọi là adenosine triphosphate (viết tắt ATP) - chất chuyển hóa sinh ra năng lượng làm tăng hoạt động trí não. Đặc biệt, adenosine nằm trong ATP là chất rất cần thiết cho tế bào sinh trưởng và cơ thể hoạt động sinh lý bình thường. Với hoạt động thể chất, adenosine giúp tăng sức dẻo dai cơ bắp, thậm chí được dùng làm thuốc như thuốc trị loạn nhịp tim. Cơ thể làm việc càng nhiều thì adenosine hay ATP được sản xuất hoặc được đưa từ ngoài vào phải càng cao. Nước tăng lực được quảng cáo có chứa adenosine nên nhiều người nghĩ nó như “thần dược” là vì thế.
Mỗi công ty sản xuất nước tăng lực đều có công thức “bí quyết” riêng nhưng thành phần thường chứa nhiều nhất là đường (sẽ chuyển hóa thành glucose cung cấp năng lượng), kế đó là caffeine, inositol, taurine, adenosine, các loại vitamin, màu thực phẩm, chất bảo quản…
Gọi “tăng lực” là nhờ lượng đường chứa rất nhiều trong nước tăng lực làm thứ nước này uống rất ngọt và cung cấp rất nhiều năng lượng, giúp hoạt động cơ bắp. Caffeine có trong nước tăng lực là chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Nhiều người biết chất này có nhiều ở trà và cà phê. Nhờ có caffeine nên khi uống trà, cà phê và nước tăng lực, ta cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn do chất này kích thích hệ thần kinh hoạt động mạnh hơn, làm tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn.
Trong khi đó, inositol có tác dụng tạo chất phospholipid - là thành phần cơ bản của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Taurine có cấu trúc gồm 2 axít amin là methionine và cysteine, có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể…
Hàng loạt tác dụng phụ có hại
Bên cạnh việc giúp tỉnh táo, hưng phấn, thoải mái tinh thần tạm thời (khoảng 2-3 giờ), nước tăng lực có thể gây hàng loạt tác dụng phụ có hại cho người dùng.
Nước tăng lực không phải là thực phẩm bổ dưỡng vì nó không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nước tăng lực thực chất là thức uống “cao năng lượng” do có hàm lượng đường cao (15%-19%, trong khi ở nước ngọt có gaz là 10%-12%). Những người uống nhiều nước tăng lực do chứa nhiều đường mà vẫn ăn ngon miệng và ăn nhiều nữa sẽ có nguy cơ bị béo phì hay bị tiền đái tháo đường (rất dễ chuyển thành đái tháo đường).
Một số người gọi là không “hạp” caffeine nếu dùng có thể bị mất ngủ (do caffeine gây kích thích) hoặc tim đập nhanh (caffeine làm tăng nhịp tim) gây khó chịu hoặc tăng dịch vị dạ dày làm xót ruột. Những người này hoàn toàn không nên dùng nước tăng lực.
Nếu nước tăng lực có adenosine với hàm lượng cao (thường nước tăng lực không ghi rõ hàm lượng thành phần) thì có thể gây tác dụng phụ có hại như loạn nhịp tim, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, khó thở, tức ngực.
Ta thường thấy người tập thể hình hay chơi tennis nhễ nhại mồ hôi ngửa cổ lên uống hết một chai (hay lon) nước tăng lực. Nếu người tập thể dục thể thao loại nặng mà chỉ uống nước tăng lực không thôi để bù nước và chất điện giải thì thật “phản khoa học”. Loại nước này hoàn toàn không có tác dụng bù nước (nước chứa quá nhiều đường không thể bù đắp số lượng lớn nước mà cơ thể mất) và cũng chẳng có chất điện giải nào (natri, kali…) để bù.
Thiếu nước và chất điện giải, rối loạn phân bố nước và chất điện giải trong cơ thể sẽ làm giảm hiệu quả luyện tập, tăng nguy cơ chấn thương. Vì thế, tốt nhất là không lạm dụng loại nước này.
Uống nhiều, trẻ có thể suy dinh dưỡng
Nhiều gia đình có thói quen người lớn uống gì cũng cho trẻ nhỏ thử nên có những bé chỉ vài tuổi đã “thưởng thức” loại nước này.
Nước tăng lực thực chất là thức uống có hàm lượng đường cao, chỉ cung cấp những calori rỗng (không có các chất dinh dưỡng thiết yếu). Những calori rỗng của nước tăng lực khiến trẻ khi uống nhiều luôn cảm thấy no, chán ăn và ăn không đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hậu quả là trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
- Nghệ thuật “né” những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhạy cảm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?