»

Thứ năm, 21/11/2024, 23:44:52 PM (GMT+7)

Tiêu dùng thông minh bảo vệ môi trường

(14:53:21 PM 11/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Tiêu dùng thế nào thông minh khôn khéo thì cần phải có khái niệm tiêu dùng bền vững để bảo vệ môi trường.

Một trong những nguyên nhân cơ bản hiện nay dẫn đến biến đổi khí hậu là chúng ta đang thải ra quá nhiều các chất gây hiệu ứng nhà kính, trong đó CH4 là chất thải của những sản phẩm hữu cơ làm ô nhiễm môi trường rất nặng.

 

Ảnh minh họa IE

 

Thức ăn vứt đi không khác gì một loại rác thải. Khi vứt đi một loại thực phẩm, cũng có nghĩa bạn đã lãng phí tất cả năng lượng và công sức tạo ra chúng. Việc sản xuất lương thực toàn cầu cần tới 25% diện tích đất, tiêu tốn 70% nước ngọt, góp 80% vào nạn chặt phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Qua đó “góp phần” đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

 

 Lãng phí thực phẩm gây tốn kém tài nguyên


Lãng phí thực phẩm không chỉ là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn gây lãng phí chi phí đầu tư cho sản xuất và tiền của người tiêu dùng. Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn lương thực, tương đương 1/3 sản lượng nông nghiệp toàn cầu. Trong khi đó, cứ 7 người thì có 1 người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày. Như vậy, có hơn 1 tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, trong khi còn gần 1 tỷ người trên trái đất đang thiếu đói.

 

Ngừng lãng phí thực phẩm còn là giải pháp cứu trái đất đang quá tải do nông nghiệp và chăn nuôi là ngành tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước và năng lượng. Lượng nước tưới tiêu dùng cho số thực phẩm bị lãng phí đủ để dùng cho sinh hoạt cá nhân của 9 tỉ người, với khoảng 200 lít/người/ngày. Ngoài ra, 10% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại các nước giàu là xuất phát từ hoạt động sản xuất lượng thực phẩm mà con người không bao giờ dùng đến.

 

Theo Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội, nguồn rác thải lẫn lộn trên không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều dịch bệnh. Nếu sử dụng không hợp lý các nguồn thực phẩm không chỉ tác động đến môi trường, mà còn lãng phí trong toàn bộ chuỗi sản xuất và tiêu thụ thực phẩm.

 

Gần gũi hơn, lãng phí thức ăn gây tốn kém tài nguyên ghê gớm. Đổ đi 1 lít sữa đồng nghĩa bạn đổ đi 1.000 lít nước làm ra nó. Vứt đi một chiếc bánh kẹp hamburger là bạn vứt hết 16.000 lít nước và thức ăn cho một con bò.

 

Tiêu dùng thông minh, tại sao không?


Khi chủ nghia tiêu dùng phát triển thì khuyến khích tiêu dùng thì rõ ràng sản xuất phát triển, sản xuất không có tiêu dùng thì không phát triển, nhưng tiêu dùng thế nào thông minh khôn khéo thì cần phải có khái niệm tiêu dùng bền vững để bảo vệ môi trường.
 

Để bảo vệ sức khỏe ngày càng nhiều người đang tìm đến những sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường, giá của những quả trứng, mớ rau trong các siêu thị có đắt hơn ở chợ những người tiêu dùng khẳng định, chinh yếu tố giá cả giúp họ tiêu dùng thông minh hơn, yên tâm hơn khi sử dụng và phải mua giá cao nên người nội trợ cũng sẽ tính toán, không mua thừa thực phẩm.  Điều nay vừa giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe vừa góp phần bảo vệ môi trường.

 

Việc lãng phí thực phẩm không chỉ là sự lãng phí về tài chính, ảnh hưởng an ninh lương thực mà còn tác động rất lớn tới môi trường.  Đại diện tổ chức FAO khuyến nghị người tiêu dùng có thể tham gia nỗ lực giảm tình trạng lãng phí thực phẩm trên toàn cầu và giúp thế giới “định hình một tương lai ổn định hơn”, đơn giản bằng cách lên kế hoạch cho các bữa ăn, liệt kê danh sách những thứ cần mua trước khi mua sắm, tránh mua theo cảm hứng để ngăn chặn tình trạng mua thực phẩm nhiều hơn mức cần thiết, hướng đến một phong cách tiêu dùng thân thiện với môi trường, bền vững cho tương lai.
(Theo Infonet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiêu dùng thông minh bảo vệ môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI