»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:43:20 PM (GMT+7)

Săn én như làm xiếc

(14:31:48 PM 04/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Mỗi năm, hang Khoáng (còn gọi là hang Én, hang Dơi) ở bản Khoáng, xã Mường Bang (huyện Phù Yên, Sơn La) chứng kiến sự ra đời của hàng trăm ngàn con chim én, dơi non. Thế nhưng, đây cũng là nơi ghi lại chân thực nhất nỗi đau tận diệt của những loài vật này.

Liều mạng giật én

 

Huyện Phù Yên (Sơn La) có hàng chục hang động kỳ vĩ, hoang sơ đến rợn ngợp. Tuy nhiên, số lượng hang đá có chim én và dơi dơi trú ngụ thành quần thể lớn thì rất hiếm. “Thủ phủ” của chúng chính là hang Khoáng, hang Úp thuộc địa phận xã Mường Bang.

 

Hang Khoáng nằm ở nơi thâm sơn. Đó là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự sinh tồn của đông đảo đàn én, dơi. Thế nhưng, ở chốn rừng rú toàn cỏ cây, núi đá và ngăn suối cách lộ này, loài én đang bị tận diệt một cách không thương tiếc.

 

Không ai có thể cướp đoạt sản vật trời ban ấy của người bản Khoáng ngoài người bản Khoáng. Bởi duy nhất họ mới đủ can đảm và kinh nghiệm leo lên những vách đá dựng đứng, nhẵn thín cao tới 60 - 70 m để giật én. Từ khi mới tập đi, những đứa trẻ nơi đây đã phải chọn địa hình đồi dốc để thực hành. Núi đá, khe suối là nơi vui đùa hằng ngày của chúng. 

 

Người dân ở đây coi leo vách đá săn chim cũng là một công việc để kiếm sống, và người lớn có nhiệm vụ bảo ban lớp trẻ để cái “nghề truyền thống” của bản không bị mai một theo năm tháng. Do vậy, cứ 10 thanh niên bản Khoáng thì phải 8 - 9 người thuần thục công việc này. Có những đứa trẻ tuổi mới 14 (như em Bùi Văn Hoan) đã có thâm niên 5 năm giật én trong hang đá.

 



Để lên được vị trí ngồi phục én, dơi, những người thợ săn chim phải leo lên những vách đá dựng đứng, nhẵn thín ở độ cao 60 - 70 m

 

Chúng tôi có mặt tại hang Khoáng vào một buổi chiều khi những tia nắng hoàng hôn đã khuất sau mỏm núi. Đó cũng là thời điểm mà 5 thanh niên trong bản kéo đến chuẩn bị leo lên vách đá cao chót vót để ngồi phục chờ én bay về ngủ. Một tấm lưới dù hình tam giác như chiếc quạt; một vỏ bao tải đeo trên lưng và 1 chiếc đèn pin, thế là đủ cho một buổi đi săn hứa hẹn đầy ly kỳ và những đĩa thịt én, dơi.

 

Có 2 con đường có thể leo lên vị trí ngồi phục chim trên vách đá cao vài chục mét trong hang Khoáng. Thứ nhất là leo theo đường mòn cách cửa hang 50 m rồi vòng vào. Đường này xa hơn nhưng nhiều đoạn đá xù xì, tay và chân dễ bám.

 

Ở những đoạn có phiến đá lớn, dựng đứng và phẳng lỳ không thể leo, người bản địa đã đóng cọc sắt rồi vận chuyển lõi thân cây gỗ đinh đường kính 25 cm lên, dùng dây mây buộc chặt cây gỗ (nằm ngang) vào cọc sắt để làm cầu dẫm chân lên, còn tay thì nắm chắc vào dây mây để đi qua.

 

Thợ săn chim Bùi Văn Hạnh, 16 tuổi, vừa leo cầu vừa ngoái đầu lại bảo: Cái cây cầu này được làm từ cách đây mấy chục năm rồi. Bố tao bảo với tao từ khi ông ấy sinh ra đã có cây cầu. Nhìn gỗ mục nát thế thôi nhưng không sợ đâu.

 

Nhưng đứng từ dưới chân hang cách đó 40 m, nhìn thân cây cầu gỗ cứ đong đưa bên này, lúc lắc bên kia theo từng nhịp bước của Hạnh và 3 thanh niên đi cùng, tôi có cảm giác chợn rợn, bất an tột độ.

 

Để không phải đi đoạn đường dài như Hạnh và 3 người kia, Bùi Văn Anh (23 tuổi) quyết định leo lên những thân cây vầu, nứa khô áp vách đá do người dân đi trước đóng cọc sắt và bện vào bằng dây mây theo chiều thẳng đứng. Phía trên có cả ghế để ngồi giật én. Quen nghề nên Anh leo nhanh như khỉ leo cây. Chỉ có điều “con khỉ” kia quá nặng còn cái cây thì vừa yếu, vừa rỗng tuếch toác bên trong và có thể gãy bất cứ lúc nào.

 

Leo đến nơi, Anh lấy 2 cây nứa đường kính khoảng 2 cm để xỏ vào ghiền 2 bên lưới. Tay trái nâng 1 cây nứa dựng đứng, còn tay phải giữ cho cây nứa còn lại nằm ngang để chờ “con mồi” sa bẫy.

 

Khoảng 17h30, hàng trăm ngàn con én từ khắp các cánh rừng lân cận đổ về cửa hang chao lượn, chuẩn bị vào “nhà”. Những âm thanh lích chích phát ra từ quần thể én khổng lồ làm náo động cửa hang. Tuy nhiên, én là loài rất khôn nên không bao giờ rủ nhau vào cả đàn mà chỉ vào lẻ tẻ khoảng 20 con một lượt. Thế nên mỗi lần khép lưới, cùng lắm thợ săn chỉ bắt được hơn 10 con.

 

 


Cận cảnh giật chim én

 

Sau khi gỡ chim ra khỏi lưới, nếu có ý định mang về ăn thì thợ săn chim 1 tay cầm thân chim én, một tay cầm đầu én kéo cổ ra hai bên. Én chưa kịp kêu đã tắc thở. Thợ săn bỏ vào túi và tiếp tục xoè lưới giật tiếp.

 

Đến 18h30, khi chim én bay vào cửa hang cũng là lúc dơi từ trong hang đá kết thúc giấc ngủ ngày và bắt đầu rời khỏi hang kiếm ăn. Cách bắt dơi không khác gì so với bắt én. Vì thế, thợ săn dơi có thể bắt luôn lúc đó hoặc chờ đến 2 - 3 giờ sáng khi dơi đã ăn no và quay về.

 

Bùi Văn Anh cho biết: “Răng của dơi rất sắc và nhọn nên có thể cắn thủng lưới. Khi gỡ dơi khỏi lưới phải nắm vào phía sau gáy, nếu không sẽ bị chúng cắn vào tay rất nhức buốt. Để dẫn dụ dơi vào hang đông hơn, khi bắt được con đầu tiên, bọn tao thường bóp cổ để dơi kêu lên, gọi đồng đội đến”.

 


Thợ săn chim Bùi Văn Anh khoe một vài con én mình giật được

 

 

Ông Bùi Văn Điền (49 tuổi), một người nổi tiếng sát én, dơi trong bản, cho hay: Vào những ngày mưa rét, chim én, dơi kéo vào hang tránh lạnh rất đông nên có ngày tôi giật được 200-300 con là chuyện thường.

 

Tuy nhiên mùa này ấm hơn, chim về ít hơn nên chỉ giật được 40- 50 con. Nếu mang ra bản Bang (cách đó 10 km) bán thì cũng phải được 10 nghìn đồng/con. Nhưng dân thường không bán mà tập hợp anh em đến nhắm rượu. Tháng giêng âm lịch là thời điểm chim én đẻ trứng trong hốc đá và ấp. Đến khoảng cuối tháng 2, chim non bay ra cửa hang tập bay rất nhiều, chỉ cần đuổi theo vồ là được vài chục con mỗi ngày.

 

Khi tôi hỏi về kinh nghiệm leo vách đá, ông Bùi Văn Diều, Trưởng bản bản Khoáng, một người giật én và dơi lợi hại nay đã nhường nghề cho lớp trẻ, tiết lộ: “Muốn leo lên những vách đá dựng đứng, trơn trượt và cao chót vót thì mày phải không biết sợ là gì. Như diễn viên xiếc biểu diễn trên sân khấu ấy.

 

Hơn thế, chân tay mày phải khoẻ mạnh, không run và đổ mồ hôi để bám đá thật chắc, nếu không sẽ tuột và rơi xuống đập đầu vào đá thì đừng hòng sống mà trở về. Người dân bản đã quen địa hình rồi nên mới leo được, người lạ mới đến có cho cả triệu đồng cũng không dám”.

 

Theo NN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Săn én như làm xiếc

  • havan (15:47:11 PM 04/03/2013)Săn én như làm xiếc

    săn én là một nghề rất nguy hiểm,tuy nhiên khai thác cũng cần chọn lọc,không nên tận diệt.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Săn én như làm xiếc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI