»

Thứ sáu, 22/11/2024, 05:38:17 AM (GMT+7)

Phật thủ - vị thuốc ít người biết

(10:02:40 AM 28/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Cây phật thủ có tên khoa học Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle. Họ cam quýt (Rutaceae). Quả phật thủ theo đông y còn gọi Phật thủ phiến, Phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L. var svcodactylus SW. (Citrus medica L var digitata Riss.), thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). Quả Phật thủ có hình dáng nắm tay của phật.

 Cây phật thủ như thân, lá, vỏ quả đều có chứa tinh dầu, hoạt chất như lisnonoid, hesperosid…; nhiều vitamin B1, B6, B12, C, E…và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen…Đặc biệt trong quả chứa tinh dầu và một chất Flavonoit gọi là Hesperidive có công C25H21O15. Phật thủ thường dùng để ăn, làm mứt hay làm thuốc. Quả phật thủ dùng làm thuốc phải hái khi vỏ còn xanh hoặc ngả vàng, thái lát dọc phơi khô (phật thủ phiến) và bảo quản trong bình kín.

 

 

Đông y cho rằng, phật thủ vị cay, hơi đắng và chua, tính ôn vào 3 kinh phế và tỳ, vị. Có công dụng lý khí, hành khí giải uất đối với các loại khí trệ, khí nghịch, thư can, chỉ thống, ngừng đau, cầm nôn mửa, mạnh tỳ chữa ho. Hương thảo làm tỉnh tỳ, lý khí, khai vị công năng rất tốt.

 

Tài liệu của Trung Quốc nói phật thủ chữa được tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em. Theo “Dược tính chỉ nam”, Phật thủ còn chữa được cả chứng đi lỵ bị rặn nhiều và chứng đau bụng hoắc loạn. Nhưng chứng lỵ đã lâu mà khí lực quá yếu mệt, thì cũng không nên dùng nó.

 

Phật thủ chủ trị khí trệ ở can vị ngực bụng trướng đau. Phật thủ hương thơm, cay, tán, đắng giáng ôn, thông nên dùng chữa các chứng khí trệ can uất, can vị không hoà tạo nên các chứng hiếp can trướng thống, quản phúc (bụng), lí mẫn, nôn mửa ăn ít. Phật thủ thư can giải uất, trị chứng đàm (đờm) khí giao trở sinh ế cách, chữa tràng nhạc (bệnh lao hạch ở 2 bên cổ). Tuy nhiên lưu ý người nhiệt, âm hư không nên dùng.

 
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ phật thủ.
 
 
* Kiện tỳ, trợ tiêu hóa: 15g gạo, 100g đường phèn. Nấu phật thủ lấy nước rồi nấu cháo ăn vào các buổi sáng.
 

* Chán ăn, không tiêu, ngực sườn trướng đau, buồn nôn, nhiều đờm, đau mỏi lưng: Quả phật thủ 30g, rượu 5 lít. Phật thủ thái nhỏ để ráo nước ngâm rượu. Cứ 5 ngày có thể lấy ra uống, mỗi lần 15 - 20ml vào trước bữa cơm chiều.

 

* Chữa tiêu hóa không tốt, không tiêu: Quả phật thủ 50g thái mỏng rồi hong gió cho khô, xuyên tiêu 12g, sa nhân 12g, tiểu hồi hương 12g. Tất cả tán bột, hòa nước sôi để ấm rồi uống. Ngày 2 lần.

 

* Đau bụng do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc uống ngày 3 lần.
 
* Trị ợ hơi: Vỏ quả phật thủ tươi ướp đường nhằn ít một rồi nuốt.
 
* Trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng: Rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn lượng đủ dùng nấu chín ăn.
 

* Chữa đau gan và dạ dày: Quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g, sắc nước uống.

 

* Chữa ho suyễn, nhiều đờm, khó thở: Quả phật thủ 9 – 15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5 - 9g, lá hoắc hương 9g. Sắc lấy nước uống.
 
* Viêm amidan: Hoa phật thủ 10g, hoa hồng 10g, hoa tường vi 10g, hoa mai 6g. Sắc nước ngậm, súc miệng hoặc uống.
 

* Chữa viêm phế quản mạn tính: Phật thủ tươi 1 – 2 quả thái nhỏ để vào cái bát to với lượng đường mạch nha vừa dùng, đun cách thủy cho đến khi phật thủ chín nhừ. Dùng trong 3 tuần, mỗi lần ăn một thìa to.

 

* Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30g, đương quy 6g, gừng tươi 6g, rượu gạo 30g, nước vừa đủ. Sắc uống.
 
* Bạch đới ra nhiều: Phật thủ 30g, lòng lợn non dài khoảng 0,5 – 1m. Ninh chín ăn liền 5 – 7 ngày.
 
* Bệnh hạ tiêu (đái tháo đường, nước tiểu đục…): Rễ cây phật thủ 15 – 25g, ruột lợn non 1 bộ. Nấu kỹ để ăn.
 
* Động kinh: Rễ cây phật thủ 30g, gà mái tơ lông trắng 1 con làm sạch cho vào ninh chín gà. Uống nước, ăn gà.
 
* Chữa say rượu: Phật thủ tươi 30g. Sắc nước uống.
Theo NN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phật thủ - vị thuốc ít người biết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI