Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Khi đi dự tiệc cần lưu ý những điều
(09:16:38 AM 24/11/2012)Ảnh minh họa
Chu đáo trong chuẩn bị
Có nhiều loại tiệc mang tính chất khác nhau: đám cưới, ăn mừng, kỷ niệm, sự kiện, hội nghị, hội thảo, thân mật… Và, chỉ những bữa tiệc nhỏ thân mật trong gia đình, bạn bè thân thiết thì bạn có thể “vô tư“ thoải mái. Hầu hết các bữa tiệc đều có tính lễ nghi, trang trọng, vì vậy, đòi hỏi bạn có những kỹ năng ứng xử phù hợp, thể hiện mình là người phụ nữ duyên dáng, lịch thiệp.
Trên tấm thiệp mời dự tiệc thông thường sẽ có phần thông tin ghi nhận sự phúc đáp của bạn về việc sẽ tham dự hay không. Bạn nên gọi điện phúc đáp theo đúng thời hạn ghi trên thiệp để chủ nhân chuẩn bị chu đáo hơn. Nếu trên thiệp mời có quy định cụ thể về trang phục thì bạn nhất thiết phải thực hiện theo. Bạn cũng nên đến đúng giờ.
Trường hợp trên thiệp mời không quy định về trang phục, bạn nên dựa theo những thông tin trên đó như địa điểm, hình thức tổ chức để có sự chuẩn bị về hình thể cho phù hợp. Hãy suy nghĩ về việc bạn sẽ mặc gì trong bữa tiệc. Không chỉ cần phù hợp với không gian của buổi tiệc, điều quan trọng là bộ trang phục còn phải tạo cho bạn sự thoải mái và tự tin. Nếu là một bữa tiệc với hàng trăm khách trong không gian rộng lớn, trang trọng, bạn có thể chọn một bộ trang phục tôn lên vóc dáng, tạo ấn tượng và thể hiện cá tính của bạn. Lưu ý, những phụ kiện, trang sức đi kèm và cách trang điểm của bạn cũng cần “ăn” với “bộ cánh”.
Hãy chắc chắn rằng các ngón tay và chân của bạn đã được cắt tỉa sạch sẽ, hoặc có thể sơn màu nếu bạn thích. Nếu chưa bao giờ sơn nhưng bạn muốn thử thì nên chọn màu nude hoặc màu hồng của móng, vì nó phù hợp với bất kỳ trang phục nào; và có sơn thì cần thống nhất màu của cả móng tay và và móng chân. Bạn cũng thường dễ quên dọn “cỏ” ở vùng nách hay lông mày mọc lên nham nhở; hãy nhớ thực hiện điều này trước một ngày để tránh bị động.
Lịch thiệp khi tham dự
Bà Đỗ Kim Trung, chuyên viên tư vấn nữ công, Trung tâm Tư vấn Tình yêu Hôn nhân Gia đình, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, tư vấn: Khi ăn uống nên nhai nhẹ nhàng, tránh tạo ra âm thanh; khi gắp thức ăn cũng vậy, tránh để các dụng cụ va chạm vào nhau tạo nên những tiếng kêu. Trước khi gắp thức ăn, bạn cần quan sát để gắp ngay miếng mình muốn, không đào xới dĩa đồ ăn lên. Khi nâng ly, phụ nữ không cần phải đứng lên và cũng không hô như đàn ông; nghĩa là không nên có những cử chỉ như nam giới; không cười nói to tiếng, bỗ bã.
Khi đang ăn, nếu lỡ bị rớt muỗng, đũa, không cúi xuống nhặt mà nên gọi người phục vụ đến đổi cho bạn cái khác. Trong lúc ăn, không bao giờ cầm đũa/muỗng/dao/nĩa giơ, vừa nói, vừa xỉa trước mặt người xung quanh.
Câu chuyện trên bàn tiệc tránh bàn cụ thể về một cá nhân nào đó (dù có mặt trên bàn tiệc hay vắng mặt) hoặc một vấn đề về tôn giáo. Bởi đây là những chủ đề khá nhạy cảm, dễ gây tranh luận, hiểu lầm không đáng có; cũng tránh nói chuyện riêng với nhau. Tốt nhất, nên gợi ý một vấn đề để mọi người trong bàn tiệc cùng tham gia.
Những bữa tiệc sang trọng hơn, theo phong cách Tây phương, thông thường sẽ sử dụng dao, muỗng, nĩa. Bạn nhớ rằng tay phải cầm dao, tay trái cầm nĩa; nếu kết hợp muỗng, nĩa thì tay phải cầm nĩa, tay trái cầm muỗng. Ly uống cũng rất đa dạng, mỗi loại sẽ tương ứng với từng loại rượu/nước khác nhau. Bạn có thể học cách phân biệt sử dụng những vật dụng này qua phim ảnh và sách báo. Trường hợp chưa có sự chuẩn bị, bạn nên để ý quan sát những người xung quanh để thực hiện cho đúng cách.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?