Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Đồng Nai trồng hồ tiêu trên đất đồi đá cho thu nhập cao
(13:42:19 PM 09/12/2015)Gia đình ông Phạm Văn Mạnh (ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) có 2 ha đất đồi đá, từ năm 2011 trở về trước, ông Mạnh đã trồng nhiều loại cây như chuối, cà phê, chôm chôm nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cuối năm 2011, khi chính quyền đưa điện ra đồng, ông Mạnh bắt đầu trồng tiêu. Ban đầu, ông chỉ trồng thử nghiệm trên diện tích 2.000 m2, sau một năm, thấy tiêu phát triển tốt ông Mạnh dần mở rộng diện tích và đến nay đã có 1,5 ha tiêu trên đất đồi đá.
Ông Mạnh chia sẻ, vụ tiêu năm 2015 của nhà ông cho năng suất 3,7 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, một ha tiêu ông lãi trên 500 triệu đồng, thu nhập này cao gấp nhiều lần so với trồng các loại cây khác. Những năm tới, khi cây tiêu qua thời kỳ trưởng thành, năng suất chắc chắn sẽ tăng hơn, có thể đạt trên 5 tấn/ha.
Từ thành công của ông Mạnh, nhiều nông dân ở xã Gia Kiệm đã chặt bỏ chuối trên đất đồi đá để trồng tiêu. Theo người dân nơi đây, Gia Kiệm có nhiều diện tích đất đá nhưng vẫn giữ ẩm tốt, thoát nước rất nhanh; nguồn nước ngầm dồi dào, 1 giếng khoan có thể đáp ứng nhu cầu nước tưới cho vườn tiêu rộng từ 1,5 – 2 ha. Tiêu trồng trên đỉnh đồi, dốc đá nhưng sinh trưởng khỏe và ít bị bệnh hơn so với tiêu dưới đất bằng, vùng trũng.
Cây tiêu phát triển trên đất đồi đá ấp Tân Thủy, xã Bàu Sen — Thị xã long khánh
Ông Bùi Đình Bưởi, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất cho biết, huyện đã mời chuyên gia khảo sát và xác định toàn huyện còn có từ 450-500 ha đất vùng đồi đá có thổ nhưỡng thích hợp phát triển cây tiêu. Với chương trình cây, con chủ lực, địa phương tiếp tục hỗ trợ nông dân trồng tiêu trên diện tích đất này, khai thác tối đa tiềm năng đất đồi đá.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều diện tích đất đồi đá (riêng huyện Thống Nhất có khoảng 3.300 ha), do chất lượng đất xấu, thiếu nước nên dân thường trồng những loại cây cho thu nhập thấp. Đến thời điểm này, Thống Nhất là địa phương đầu tiên ở Đồng Nai chuyển đổi thành công đất đồi đá để trồng hồ tiêu.
Từ thành công của huyện Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai sẽ phối hợp cùng các huyện, thị khảo sát, với những diện tích đất đồi đá phù hợp, đầu tư lưới điện, giúp nông dân chuyển đổi cây trồng này.
Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cũng khuyến cáo, những vùng đất đá quá khô cằn, nguồn nước ngầm khan hiếm không nên trồng loại cây này. Tiêu là cây thích nghi với khí hậu nhiệt đới, có sinh lý nhạy cảm, ở những vị trí như đất cao, đất có độ nghiêng lớn, đất quá thấp, đất lòng chảo, đất sét là không phù hợp để trồng tiêu. Thời gian qua, ở Đồng Nai đã xảy ra hiện tượng tiêu chết do dịch bệnh, do trồng trên địa hình, địa lý không phù hợp, thiếu nước tưới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?