Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Để không chết vì stress
(09:04:25 AM 24/09/2012)Các giai đoạn stress
Có hai dạng: “stress cơ thể” được dùng để chỉ các hiện tượng mất sức hoặc kiệt quệ sau một thời gian lao động nặng nhọc kéo dài, hay cơ thể bị nhiễm lạnh, say nắng, say nóng, hay bị nhiễm khuẩn nặng, bị mất máu nhiều...; còn “stress tâm lý” xảy ra sau những cơn sợ hãi, căng thẳng, lo âu hoặc những niềm vui, phấn chấn quá mức.
Mặc dù nguyên nhân gây stress rất khác nhau, song phản ứng của cơ thể đối với chúng lại giống nhau, đều qua ba giai đoạn:
Giai đoạn báo động: hoạt động tâm lý được tăng cường, đặc biệt là quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy. Các chức năng sinh lý của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động, làm tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và trương lực cơ bắp... khi tiếp xúc các yếu tố gây stress. Giai đoạn này xảy ra nhanh, từ vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân có thể chết trong giai đoạn này nếu yếu tố gây stress quá mạnh, quá phức tạp. Nếu vượt qua được, các phản ứng ban đầu chuyển sang giai đoạn thích nghi.
|
Ảnh minh họa. |
Giai đoạn thích nghi: sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thể làm chủ tình huống stress. Nếu khả năng thích ứng cao, các chức năng tâm sinh lý của cơ thể được phục hồi. Ngược lại, cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.
Giai đoạn kiệt quệ: phản ứng với stress trở thành bệnh lý khi tình huống stress bất ngờ, dữ dội vượt quá khả năng thích nghi của cơ thể. Trong giai đoạn này, các biến đổi tâm sinh lý tập trung ở giai đoạn báo động xuất hiện trở lại.
Về lâm sàng, phản ứng với stress cấp tính làm người bệnh hưng phấn quá mức cả về tâm lý lẫn cơ thể với các biểu hiện: tăng trương lực cơ làm cho nét mặt căng thẳng, cử chỉ cứng nhắc, có cảm giác đau bên trong cơ thể; rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, có cơn đau vùng trước tim, huyết áp tăng, khó thở, ngất xỉu, vã mồ hôi, nhức đầu, đau nhiều nơi, nhất là các cơ bắp. Bệnh nhân tăng cảm giác, nhất là thính giác, vì vậy tiếng động bình thường cũng trở nên khó chịu, dễ nổi cáu, bất an, kích động, rối loạn hành vi...
Vì sao stress có thể gây đột tử?
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khoẻ của những người có công ăn việc làm thường tốt hơn người thất nghiệp. Tuy nhiên, sự tổ chức công việc của xã hội, kiểu quản lý và những mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Kiểm soát công việc kém có liên quan trực tiếp, rõ ràng với đau thắt lưng, nghỉ ốm và bệnh tim mạch. Kiểm soát tốt công việc làm giảm hai đến ba lần nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
Bên cạnh ba yếu tố nguy cơ chủ yếu gây vữa xơ động mạch là tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và hút thuốc lá; căng thẳng tâm lý cũng được xác định là một yếu tố quan trọng. Căng thẳng tâm lý gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, làm rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc và do vậy làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-C gây hình thành và phát triển xơ vữa động mạch, một yếu tố dẫn đến đột tử.
Về lâm sàng, phản ứng với stress cấp tính thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim, đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim dẫn đến tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành, làm tăng nguy cơ bị rung thất và đột tử.
Nâng cao đề kháng chế ngự stress
Dự đoán được một sự kiện có hại xảy ra vào lúc nào thì tốt hơn là không có thông tin gì về sự kiện này. Một sự kiện đe dọa sẽ ít gây ra những hậu quả tai hại nếu chúng ta dự liệu được khi nào nó xảy ra, nếu chúng ta làm được một việc gì đó trước sự kiện ấy và nhận được phản hồi về hiệu quả của hành động ấy. Tầm quan trọng của khả năng tiên đoán và kiểm soát cũng được thấy trong các đáp ứng của con người đối với tác nhân gây stress.
Cùng một sự kiện nhưng mức độ stress phụ thuộc vào ý nghĩa và những tiềm năng sẵn có của mỗi người, cũng như kỹ năng từng người trong việc ứng phó với sự kiện. Khi một sự kiện được nhận định là lành tính, những cảm xúc tích cực như vui vẻ, yêu thương, hạnh phúc, phấn khởi, thanh thản sẽ diễn ra.
Nếu sự kiện được đánh giá là tiêu cực, những cảm xúc như lo âu, sợ hãi, tội lỗi, thất vọng hoặc trầm uất sẽ xuất hiện. Cả việc nhận định sự kiện là tiêu cực cũng như việc xem xét các khả năng ứng phó không đầy đủ và không hiệu quả đều là những yếu tố làm stress xuất hiện.
Chúng ta càng đầu tư nhiều vào một mục đích hoặc một hoạt động nào đó, thì stress càng nặng nề khi mục đích đó, hoạt động đó bị đe doạ. Ngược lại, ý thức về khả năng kiểm soát sự kiện sẽ làm giảm stress. Sự nhận thức về khả năng kiểm soát có ảnh hưởng lên tác động của stress với mỗi người.
Thời gian và tần số xuất hiện tác nhân gây stress cũng được xem là có vai trò trung tâm trong việc xác định những hậu quả tiêu cực với sức khoẻ. Yếu tố nhân cách đóng vai trò quan trọng trong cách ứng phó với stress của từng cá nhân.
Khi đối đầu với một sự kiện gây stress, con người cần cố gắng hoá giải sự nguy hại và chế ngự sự đe doạ bằng những hành động có nhận thức. Mỗi người sẽ lựa chọn: hoặc thích nghi để phù hợp tốt hơn với môi trường, hoặc thay đổi môi trường để thích hợp với nhu cầu bản thân. Một kiểu cách đáp ứng phải có sẵn trong “vốn sống” mỗi người, đó chính là bản lĩnh được sử dụng để ứng phó với tác nhân gây stress.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
- Nghệ thuật “né” những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhạy cảm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?