Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Cách sơ cứu những tai nạn trẻ thường gặp trong ngày Tết
(15:24:33 PM 20/01/2014)1. Tai nạn té ngã
Nguyên nhân: Trẻ vốn hiếu động, hay bắt chước người lớn như leo cầu thang, leo cửa sổ, đứng trên ghế, leo lên võng. Trẻ thích khám phá xung quanh vì tính tò mò như bò ra lan can, ban công, vào nhà tắm trơn trượt, trèo lên xe đạp khi chưa vững, rất dễ bị té ngã.
Trẻ được cha mẹ chở trên xe gắn máy nhưng không được che chắn, ràng địu cẩn thận, không được đội mũ bảo hiểm.
Hậu quả khi té ngã, nhẹ nhất là trẻ bị chấn thương phần mềm, chảy máu hoặc xây xát da tại chỗ. Nặng hơn trẻ có thể bị gẫy tay, gẫy chân, nặng hơn nữa, trẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là trong tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Sơ cứu: Dùng khăn nhúng nước lạnh vắt ráo nước rồi đắp lên vết bầm, hoặc bọc nước đá vào khăn và áp lên chỗ chấn thương. Nếu nghi trẻ bị bong gân hay gẫy xương cần cố định chỗ chấn thương trước bằng gạc sạch, mềm rồi sớm đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Nếu trẻ than đau nhiều ở vùng bị chấn thương, sưng và sau đó bị bầm tím, cử động khó khăn hoặc chân hay tay trẻ bị cong một cách kỳ lạ thì nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Phòng ngừa: Luôn để ý trông chừng giám sát mọi sinh hoạt chơi đùa của trẻ trong những ngày Tết; nên có hàng rào che chắn an toàn, nhất là khu vực cầu thang, lan can, ban công để trẻ không gặp nguy hiểm; nên đội cho trẻ mũ bảo hiểm, ràng địu trẻ cẩn thận khi tham gia giao thông trên đường.
2. Hóc/dị vật đường thở
Nguyên nhân: Ở trẻ nhỏ, dị vật đường thở thường do sặc sữa, cháo, cơm, thuốc, cho đồ chơi nhỏ vào miệng. Ở trẻ lớn là do ăn các loại hạt như lạc (đậu phộng), hạt dưa, hạt dưa, hạt bí...
Nếu thấy trẻ đột nhiên khóc thét, ho sặc sụa, tím tái hoặc khó thở, mẹ nên nghi ngờ có thể trẻ đã bị dị vật đường thở.
Thủ thuật lấy dị vật: Nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi, phụ huynh có thể áp dụng thủ thuật Heimlich: đứng sau lưng trẻ, hai tay ôm thắt lưng trẻ, một tay làm thành quả đấm đặt ở vùng thượng vị, một bàn tay chồng lên, ấn mạnh và nhanh: trước - sau, dưới - lên, lặp lại 6- 10lần. Hoặc đặt lòng bàn tay thứ nhất lên vùng thượng vị, bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất, ấn mạnh và nhanh cả bụng dưới và trên, lặp lại 6-10 lần.
Nếu trẻ chưa đến 2 tuổi thì dùng biện pháp vỗ lưng, ấn ngực. Vỗ lưng bằng cách để trẻ nằm sấp, đầu thấp/cánh tay thả lỏng. Vỗ mạnh lưng giữa hai xương bả vai. Ấn ngực bằng cách lật ngửa trẻ, ấn xương ức dưới nối hai vú.
Đặc biệt trong trường hợp trẻ sặc sữa, bột, nếu trẻ vẫn hồng hào và không khó thở mẹ có thể bồng trẻ và giữ trẻ yên. Nếu trẻ khó thở, tím tái, khóc yếu hoặc ngưng thở, hãy sơ cứu tại chỗ bằng cách vỗ lưng ấn ngực rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Tuyệt đối không móc họng hay dốc ngược trẻ.
Để tránh dị vật đường thở cho trẻ mẹ nên cho trẻ bú đúng cách, không ăn, uống thuốc khi đang khóc, cười hoặc đùa giỡn. Nếu trẻ phải uống thuốc, nên cho uống thuốc dạng siro hoặc tán nhuyễn; không cho trẻ chơi những vật dụng nhỏ hay các loại hạt; khi cho trẻ ăn trái cây có hạt, hãy lấy hết hạt ra trước khi cho trẻ ăn.
3. Phỏng (Bỏng)
Nguyên nhân: nhiều nhất là do nhiệt ướt như nước sôi, cháo canh, dầu ăn (khoảng 77%). Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị bỏng vì nhiệt khô như lửa, bàn ủi, pô xe máy, một số bị bỏng do nổ gas, nổ bóng bay chứa khi hydro, bỏng do điện, hóa chất (axit).
Sơ cứu: Đưa nạn nhân ra khỏi lửa, nguồn nhiệt, làm nguội vết phỏng bằng cách cởi quần áo cháy hoặc dính hóa chất, dội nước sạch vào vết bỏng, cho trẻ uống nhiều nước khi bỏng nặng.
Hạn chế nhiễm khuẩn bằng cách rửa sạch vùng da bỏng, sau đó thoa kem Pommade Silver Sulfadiazine (Silvirin, Flammazine, Silvadene), đắp băng gạc vô trùng hoặc vải sạch lên, có thể kèm theo một túi nhưa bọc vết bỏng. Nếu phát hiện vùng da bị nhiễm khuẩn như sưng, đỏ, mủ thì phải cho trẻ dùng kháng sinh.
Độ nặng tùy thuộc vào diện tích bị phỏng, vị trí vết phỏng và độ sâu. Sâu độ 1 có nghĩa là nông, chỉ khiến da đỏ và rát, độ hai là bỏng một phần lớp da, có bóng nước; độ 3 là bỏng toàn bộ lớp da khiến da trắng bệch. Vị trí nguy hiểm nhất là bỏng mặt, bộ phận sinh dục, bàn tay, bàn chân.
Nếu trẻ bỏng nặng, cần phải đưa đến bệnh viện, phụ huynh có thể chăm sóc vết thương trước khi di chuyển bằng cách rửa vết thương với NaCl 0,9%, bôi Polividone 10%, băng vết bỏng với Silverdine, không làm vỡ bóng nước, nằm drap vô trùng.
Tuyệt đối không bôi kem đánh răng, nước mắm, giấm lên vùng bị bỏng và không làm bể bọng nước.
Phòng ngừa: Không nên để trẻ ở gần bình gas nhỏ (bếp gas mini), không châm thêm dầu cồn khi bếp đang cháy, không để trẻ chơi lửa, không để bình thủy, nồi nước sôi, thức ăn vừa nấu chín, chai hóa chất ở trong tầm tay trẻ, không để ổ điện thấp trong tầm với của trẻ.
4. Điện giật
Nguyên nhân: Trẻ sờ công tắc điện, ổ cắm điện, chỗ nối dây điện tróc vỏ, sờ nghịch dây đèn trang trí Tết...
Không trực tiếp kéo nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện.
Sơ cứu: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Nếu trẻ tỉnh táo thì có thể để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tại nhà, nếu thấy có dấu hiệu xấu đi thì đưa đến cơ sở y tế. Nếu trẻ bất tỉnh và ngưng thở, hãy cấp cứu tại chỗ rồi đưa ngay đến bệnh viện.
Phòng ngừa: Đảm bảo an toàn khi mắc điện và sử dụng điện; không để dụng cụ điện, ổ cắm ngang tầm tay trẻ. Nếu nhà có trẻ nhỏ, không nên sử dụng đèn trang trí ngày Tết.
5. Ngạt nước ngày Tết
Nguyên nhân: Một số gia đình có hồ kiểng non bộ trong nhà, gần chân cầu thang, trẻ có thể đến đó và té vào hồ. Hoặc trẻ vào bồn tắm vọc nước, té vào xô, chậu, thùng đựng nước hoặc bồn cầu, dẫn đến bị ngạt nước.
Sơ cứu ngạt nước: Phụ huynh cần thật bình tĩnh đưa trẻ lên khỏi mặt nước, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra trẻ còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực.
Thời gian vàng cấp cứu nạn nhân ngạt nước là 4 phút. Chậm trễ sau 4 phút, nạn nhân có thể bị tổn thương não, sau 10 phút, có thể bị di chứng thậm chí tử vong.
Cấp cứu người ngừng thở ngừng tim bằng cách thở ngạt (hô hấp nhân tạo), bắt mạch và ấn tim. Nếu trẻ đã bị ngưng tim, phải tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức.
Phối hợp ấn tim và thổi ngạt (tỷ lệ 15/2 đối với trẻ hơn 1 tháng tuổi liên tục trên đường chuyển trẻ tới cơ sở y tế gần nhất), đồng phải cởi bỏ quần áo ẩm ướt và giữ ấm cho trẻ thật tốt. Nếu trẻ còn tự thở, hãy đặt trẻ nằm nghiêng để trẻ dễ nôn ói mà không bị hít sặc.
Khi cấp cứu người bị ngạt nước không được chậm trễ, không cố cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước. Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực cần chú ý không quá mạnh bạo để tránh tổn thương cơ thể trẻ.
Biện pháp phòng ngừa: Cách phòng ngừa tốt nhất không nên để trẻ nhỏ một mình, không thiết kế hồ kiểng trong nhà khi gia đình có trẻ nhỏ; xô nước bồn cầu cần được đậy nắp cẩn thận hoặc không chứa nước.
6. Ngộ độc hóa chất gia dụng
Nguyên nhân: thường do trẻ tưởng nhầm chai hóa chất là nước nên uống, ví dụ nước tro tàu, dầu hôi, dấm, nước rửa vàng, thuốc trừ sâu, diệt mối.
Trẻ em dưới 6 tuổi dễ bị tai nạn ngộ độc nhất. Trẻ ở độ tuổi này có bản năng tò mò và khám phá thế giới xung quanh bằng cách đưa tất cả mọi thứ vào miệng, nhất là những gì nhìn thấy hấp dẫn hay mang màu sắc sặc sỡ có sẵn ở khắp nơi trong gia đình.
Sơ cứu: Xác định nhanh các thông tin liên quan đến tình trạng ngộ độc như tuổi và cân nặng của trẻ, trẻ đã nuốt cái gì, lượng nuốt phải, thời điểm nào, nếu có thể hãy giữ lại lọ/hộp chứa độc chất để đem cho bác sĩ xem. Loại bỏ bớt độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách giúp trẻ tự nôn ói.
Cho trẻ uống nước lọc hoặc sữa, cởi bỏ quần áo để ngăn chất độc thấm vào cơ thể. Nếu trẻ bị ngưng tim ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo và xoa tim ngoài lồng ngực để giúp bệnh nhân hồi tỉnh. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời.
Người lớn thường móc họng trẻ để gây nôn. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì sẽ dẫn đến trầy rách niêm mạc miệng, hầu, họng của trẻ. Ngoài ra, khi nôn trẻ sẽ hít phải chất độc và dễ bị viêm phổi.
- Không dùng thuốc trong các chai không có nhãn. Phải đọc rõ nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng khi cho trẻ uống.
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tất cả thuốc diệt rệp, xịt muỗi, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tẩy cần phải cho vào tủ có khóa cẩn thận và phải để xa tầm thấy, tầm tay của trẻ.
- Các loại chất độc sử dụng trong gia đình phải được ghi rõ ràng để có thể xử lý phù hợp khi xảy ra ngộ độc.
- Tủ thuốc điều trị trong gia đình nên được đặt xa tầm tay của trẻ và luôn có khóa an toàn.
- Không dùng chai nước suối, nước ngọt để đựng dầu hỏa hay hóa chất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?