»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:39:34 PM (GMT+7)

Lưu ý khi sử dụng chất tạo ngọt trong thực phẩm

(17:00:52 PM 18/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, nhiều người hạn chế ăn đường vì không tốt cho sức khỏe và có xu hướng tìm đến những chất thay thế đường, gọi chung là chất tạo ngọt (sweetener) vì chúng tạo ra vị ngọt gần tương tự như đường, nhiều loại có độ ngọt gấp 100 - 600 lần đường tự nhiên. Nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, nước giải khát cũng sử dụng chất tạo ngọt để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dù vẫn còn một số tranh cãi về tính an toàn khi sử dụng.

 

Chất tạo ngọt Saccharin (ảnh Internet)

 

Chất tạo ngọt được chia thành hai nhóm chính là chất tạo ngọt không sinh năng lượng và chất tạo ngọt sinh năng lượng. Người tiêu dùng thường quan tâm nhiều đến các chất tạo ngọt sinh năng lượng vì đa số có nguồn gốc tự nhiên, có tính an toàn cao. Chất tạo ngọt sinh năng lượng, thường được sử dụng gồm fructose, xylitol, sorbitol, mannitol, lactitol, lactulose, maltitol, isomalt...

 

Chất tạo ngọt không sinh năng lượng là những chất chỉ tạo ra vị ngọt hầu như không được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động (năng lượng nếu có chỉ nhỏ hơn 2% so với lượng đường tạo ra cùng vị ngọt), một số loại được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, một số khác được tổng hợp bằng phương pháp hóa học, các chất thường được sử dụng nhất là saccharin (E954), aspartame (E951), acesulfame K (E950)… Theo các đơn vị sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, xu hướng sử dụng các chất tạo ngọt trong công nghiệp thực phẩm là kết hợp cả hai nhóm chất tạo ngọt trên để tận dụng tất cả các ưu điểm của chúng.

 

Đáng lưu ý, là tại nhiều chợ, cửa hàng tạp hóa bày bán phổ biến loại chất tạo ngọt tổng hợp có dạng hạt gần giống khối chữ nhật, người bán giới thiệu là đường hóa học, thường bán cho những người nấu chè, nước giải khát... ThS Trần Trọng Vũ, giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Công nghệ Sài Gòn cho biết, đây là cách gọi tên chung cho một nhóm chất tạo ngọt tổng hợp gồm saccharin và các muối natri, kali và canxi, là nhóm chất tạo ngọt được sử dụng đầu tiên trên thế giới, hiện vẫn còn được phép sử dụng trong thực phẩm, vì chúng là những chất tạo ngọt có độ ổn định cao, ít bị biến đổi khi chế biến nhiệt đến 300oC. “Saccharin được cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC phân loại vào nhóm 3, nhóm các chất hầu như không có khả năng gây ung thư cho người; tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu riêng lẻ trên động vật cho thấy, việc cho các động vật thí nghiệm ăn liều cao saccharin trong thời gian dài có thể gây ung thư. Để đảm bảo an toàn, theo quy định của Việt Nam thì hàm lượng saccharin được phép còn lại trong sản phẩm từ 50-300mg/kg sản phẩm tùy theo chủng loại”, ThS Vũ cảnh báo.

 

NGUYỄN CẨM (PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lưu ý khi sử dụng chất tạo ngọt trong thực phẩm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI