»

Thứ năm, 31/10/2024, 00:19:58 AM (GMT+7)

Dalat milk: Mỗi ngày đổ bỏ tới 4 tấn sữa

(21:33:55 PM 15/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Đó là khẳng định của đại diện Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) trong buổi làm việc với trên 100 hộ chăn nuôi bò sữa mà trước đó công ty này đã ký hợp đồng thu mua, diễn ra vào chiều 15-1, tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

>>Dalat Milk thu hồi chính sách mua sữa kỳ lạ

 

[-]Dalat[-]milk:[-]Mỗi[-]ngày[-]đổ[-]bỏ[-]tới[-]4[-]tấn[-]sữa
Người chăn nuôi nói từ trước đến nay chưa nhận được cảnh báo từ chính quyền


Tại buổi làm việc, ông Lê Huy, Cán bộ Quản lý rủi ro của Dalat milk, cho biết hiện mỗi ngày nhà máy chế biến sữa của công ty hoạt động hết công suất cũng chỉ chế biến tối đa là 8 tấn sữa. Trong khi đó, lượng sữa nguyên liệu thu mua vào từ các hộ chăn nuôi lên tới trên 12 tấn. Thu mua hết lượng sữa cho những hộ đã ký hợp đồng, mỗi ngày Dalat milk phải đổ bỏ từ 3,5-4 tấn sữa. Do đó, việc Dalat milk thu mua hết sữa cho những gia đình trước đó đã ký hợp đồng với công ty chỉ là giải pháp tạm thời, trước mắt.

“Về lâu dài, chúng tôi cứ thu mua hết sữa về rồi đem đổ sẽ không ổn, công ty khó mà trụ được. Chúng tôi hết sức xin lỗi người chăn nuôi và mong muốn được bà con chia sẻ trước khó khăn này”-ông Huy nói.

Ông Đoàn Anh Tùng, Phó Tổng giám đốc Dalat milk, cho biết để tiêu thụ hết lượng sữa, về lâu dài Dalat milk sẽ phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sữa, tìm kiếm thị trường mới, thay đổi công nghệ. Ông Tùng nói trong tuần tới ông sẽ đi nước ngoài để tìm hiểu, xúc tiến việc đổi mới công nghệ chế biến sữa của Dalat milk.

Trước việc bế tắc đầu ra cho sữa nguyên liệu, người chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng đang hết sức lo lắng. Riêng những hộ ký hợp đồng cung cấp sữa cho Dalat milk đã 2 tháng nay chưa nhận được tiền bán sữa do công ty này vừa chuyển giao cho TH True milk, hoạt động chưa ổn định.

Hiện toàn huyện Đơn Dương có 8.848 con bò sữa, trong đó đàn bò đang cho sữa khoảng 4.000 con, sản lượng sữa tươi đạt 70 tấn mỗi ngày. Có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa tại địa phương gồm Dalat milk, Vinamilk và Cô Gái Hà Lan.

 

[-]Dalat[-]milk:[-]Mỗi[-]ngày[-]đổ[-]bỏ[-]tới[-]4[-]tấn[-]sữa

sữa trở thành “con gây nghèo” cho người chăn nuôi

Thạch Thảo /NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dalat milk: Mỗi ngày đổ bỏ tới 4 tấn sữa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI