Doanh nghiệp
Dalat Milk thu hồi chính sách mua sữa kỳ lạ
(21:35:22 PM 14/01/2015)
Nhiều người chăn nuôi bò ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng không bán được sữa
Theo đó, việc thu mua sữa sẽ trở lại bình thường như trước khi có chính sách khống chế. Tuy nhiên, Dalat Milk vẫn chưa có cuộc gặp nào với người chăn nuôi để giải quyết những vướng mắc mà hai bên gặp phải thời gian qua.
Trước đó, vào ngày 7-1, Dalat Milk bất ngờ ra thông báo chỉ thu mua 16kg sữa/con bò mỗi ngày với những gia đình mà công ty này đã ký hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu. Trong khi đó, hằng ngày mỗi con bò của các hộ nuôi cho trung bình 20kg sữa, số sữa thừa còn lại do không bán được phải đem đổ bỏ.
Dalat Milk lý giải việc ra quyết định trên là do sản lượng sữa tăng quá nhanh, công ty không thể thu mua hết, càng mua càng lỗ. Ngoài ra, công ty khống chế lượng thu mua một phần để ngăn chặn một số nông hộ có ký hợp đồng với Dalat Milk nhưng lại nhận sữa của các hộ khác để bán cho công ty.
Sự việc trên đã gây bức xúc cho người nuôi bò có ký hợp đồng với Dalat Milk. Cao trào là ngày 10-1 vừa qua, người chăn nuôi đã chở sữa đến đổ tràn lan trước trạm thu mua sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương của Dalat Milk để phản đối chính sách kỳ lạ này.
Bà Đinh Thị Thu, Chi hội trưởng hội nông dân thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, cho biết người chăn nuôi bị doanh nghiệp o ép đủ đường, trong khi đó tiền bán sữa cho DaLat milk nợ đến 8 tuần chưa thanh toán mà không có lời giải thích rõ ràng.
Tuy nhiên, điêu đứng hơn cả là những gia đình chưa ký được hợp đồng với doanh nghiệp thu mua sữa. Anh Nguyễn Văn Sơn, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, cho biết gia đình anh có 6 con bò đang cho sữa, mỗi ngày trung bình thu được 120kg, do không bán được cho công ty nên phải chở đi bán dạo với giá 8.000 đồng/kg nhưng chỉ bán được một nửa số sữa trên, nửa còn lại đem về cho bê con uống, cho người quen hoặc đổ bỏ.
Theo số liệu mới nhất, hiện tổng đàn bò sữa của huyện Đơn Dương, nơi chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là 8.848 con (đàn bò cái vắt sữa khoảng 4.000 con), sản lượng sữa tươi đạt 70 tấn mỗi ngày. Trong đó có 698 hộ nuôi nhỏ lẻ, với tổng đàn 5.988 con (chiếm 68%) và sản lượng sữa tươi khoảng 45 tấn/ngày.
Tại địa phương hiện có ba công ty thu mua sữa tươi nguyên liệu, trong đó Dalat Milk thu mua 8 tấn sữa tươi mỗi ngày (chiếm 18% tổng sản lượng sữa tươi toàn huyện), thông qua hợp đồng với 128 hộ dân, giá thu mua từ 13.500 đồng - 14.000 đồng/kg.
Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, thời gian gần đây, đàn bò sữa của huyện Đơn Dương tăng nhanh, đặc biệt là tăng cơ học theo hướng nhập giống từ tỉnh khác vào và tăng đàn tự nhiên nhờ ứng dụng thành công công nghệ tinh phân giới tính.
Nguyên nhân chủ yếu đàn bò sữa phát triển nhanh, do thị trường tiêu thụ sữa tươi khá ổn định liên tục trong thời gian dài và giá sữa tăng đều qua các năm, người chăn nuôi có lãi, đã kích thích sự nhân đàn, tăng đàn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
- Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
- Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
- Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
- Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
- Bình Thuận thanh lý hợp đồng đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét
- Siemens trở thành đối tác cho chương trình phi phát thải carbon tại các nhà máy của HEINEKEN
- Bộ TN-MT tham vấn về Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar -TPHCM
- Thaco đề xuất siêu dự án bô xít nhôm ở Lâm Đồng, còn vướng ở thiếu điện?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Vinamilk - "Đại diện" duy nhất của ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Vinamilk - "Đại diện" duy nhất của ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.