Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Thứ bảy, 18/01/2025, 12:24:07 PM (GMT+7)
Thu hồi cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ”
(22:00:54 PM 25/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Ngày 25/10, ông Nguyễn Kiểm, Cục trưởng Cục xuất bản cho biết, sau khi Cục xuất bản có công văn gửi NXB Mỹ thuật yêu cầu giải trình, NXB này đã có quyết định thu hồi cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”.
>> VACNE thống nhất việc biên soạn cuốn sách về tài nguyên thiên nhiên đóng góp cho phát triển xanh bền vững >> Thay đổi bản thân với cuốn sách "Nhận biết chính mình, bình an sẽ tới" >> Cưỡng chế, thu hồi 3.600 m2 đất rừng bị lấn chiếm tại Đà Lạt >> Tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật: Tiêu chuẩn Việt Nam thấp hơn? >> “Đô thị vị nhân sinh”- Cuốn sách đưa yếu tố con người thành kim chỉ nam cho việc thiết kế không gian đô thị
Ngay sau khi Sát thủ đầu mưng mủ được NXB Mỹ thuật và công ty Nhã Nam phát hành, cuốn sách đã bị dư luận lên án dữ dội vì những ngôn từ làm méo mó, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Những nội dung nhảm nhí trong cuốn sách còn đi ngược lại truyền thống văn hóa, đạo lý của người Việt Nam và rất phản cảm với nhiều người đọc.
Cuốn sách tập hợp 120 câu nói thông dụng, cửa miệng hiện nay của giới trẻ như "Ngất ngây con gà tây", "Phi công trẻ lái máy bay bà già", "Thuận vợ thuận chồng, con đông mệt quá", "Tào lao bí đao", "Tự nhiên như cô tiên", Xấu nhưng biết phấn đấu", "Đói như con chó sói", “Một con ngựa đau, cả tàu được thêm cỏ”, “Bộ đội thì phải chơi trội”, “Một điều nhịn là chín điều nhịn”, “Cái khó ló cái ngu”... Đi kèm mỗi câu nói là một biếm họa do Thành Phong thực hiện. Sát thủ đầu mưng mủ vừa được phát hành trong tháng 10-2011.
Ngay khi sách phát hành, nhiều ý kiến tranh cãi đã diễn ra trên các diễn đàn. Một số độc giả trẻ lên tiếng ủng hộ, hưởng ứng còn số đông thì phản đối, thắc mắc vì sao sách này được xuất bản?
Trả lời trên một trang báo mạng, họa sĩ Thành Phong nói rằng cuốn sách chủ yếu là để vui thôi. Còn với ông Vũ Hoàng Giang, Phó Giám đốc Công ty Nhã Nam, đơn vị liên kết với NXB Mỹ Thuật để xuất bản cuốn sách này trả lời trên VTC News đã biện dẫn rằng: “...vô số những thành ngữ, tục ngữ dân gian cổ truyền của cha ông ta là “nhảm nhí” và “không có lợi” và “sốc”. Tôi đơn cử: “L… đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” hay “Văn chương chữ nghĩa bề bề/Thần l… ám ảnh vẫn mê mẩn đời” có lẽ cũng gây sốc cho không ít người đâu".
Ông Giang cho rằng riêng câu “Đã xấu mà lại còn xa” thậm chí còn có cả mẫu trong tục ngữ. Đó là “Đã gian lại còn ngoan/Đã đi làm đĩ lại toan cáo làng!”… Thế còn chê là nhảm thì “Im ỉm như gái ngồi phải cọc”, “uống rượu ngồi dai, d… mài xuống đất” hẳn cũng khá là nhảm; rồi những câu như “Không ăn được thì đạp đổ” hay “Không chồng mà chửa mới ngoan/Có chồng mà chửa thế gian sự thường” đều có thể quy là không lợi cho giáo dục được!...
"Thành ngữ tục ngữ là sản phẩm của xã hội, của nhiều người, bao gồm nhiều cái nhìn của nhiều giai tầng. Không thể đơn giản lấy cái nhìn chủ quan của cá nhân mình để áp đặt mà được. Cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” rõ ràng là tập hợp của những thành ngữ mới ấy, có phủ nhận cuốn sách cũng không thể phủ nhận được sự thông dụng và thực tế sử dụng phong phú và thông dụng của chúng của cả giới trẻ lẫn người lớn ở ngoài kia! Các thành ngữ, các lối diễn đạt trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” hầu hết đều có tần suất sử dụng rất lớn", ông Giang kết luận.
Những lời biện luận của ông Giang như thêm dầu vào lửa. Có nhiều ý kiến chỉ trích ông Giang đã cố tình xuyên tạc câu tục ngữ "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" theo nghĩa tục tĩu để biện hộ cho cách nhìn lệch lạc của mình.
Rõ ràng dù có biện luận thế nào chăng nữa, người đọc vẫn không thể chấp nhận những câu nói chỉ lưu truyền trong sinh hoạt đời thường của một bộ phận giới trẻ được xuất bản thành sách. Cũng như chuyện tiếu lâm có nội dung dung tục vẫn được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác nhưng không vì thế mà xuất bản thành sách được.
Y.Anh (Người lao động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.