»

Thứ năm, 21/11/2024, 21:38:37 PM (GMT+7)

Tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật: Tiêu chuẩn Việt Nam thấp hơn?

(13:17:20 PM 09/04/2019)
(Tin Môi Trường) - Chính quyền thành phố Osaka, Nhật Bản vừa thu hồi trên 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công ty Masan (Việt Nam), gây lo lắng cho người tiêu dùng Việt.

Tương[-]ớt[-]Chin-su[-]bị[-]thu[-]hồi[-]tại[-]Nhật:[-]Tiêu[-]chuẩn[-]Việt[-]Nam[-]thấp[-]hơn?

Hình ảnh sản phẩm Chin-su bị thu hồi Nhật - Ảnh: Osaka City

 
Trao đổi với báo chí sáng qua 8-4, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế Trần Việt Nga cho biết ngay trong ngày, cục sẽ liên hệ mạng lưới cảnh báo về an toàn thực phẩm Infosan, tìm hiểu thông tin chính thức về việc Nhật Bản thu hồi tương ớt Chin-su do thành phần chứa chất bảo quản acid benzoic cấm sử dụng trong tương ớt.

Nhật chỉ cấm tương ớt
 
Phó cục trưởng Trần Việt Nga cho hay danh mục phụ gia do Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản ban hành, có hiệu lực thực hiện từ 30-12-2018, Nhật Bản cho phép sử dụng acid benzoic để bảo quản bơ thực vật, trứng cá các loại, siro, tương cà chua và đồ uống không cồn, hàm lượng cho phép là 0,6-2,5 gr/kg tùy loại sản phẩm.
 
So với danh mục tương tự được Bộ Y tế ban hành tại VN, danh mục của Nhật Bản hạn chế hơn nhiều, đặc biệt VN cho phép chất bảo quản acid benzoic trong tương ớt nhưng Nhật Bản cấm, và đây là lý do thành phố Osaka thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su.
 
Nhiều ý kiến cho rằng việc VN cho phép mà Nhật Bản cấm là tiêu chuẩn với thực phẩm của VN thấp hơn?
 
Bà Nga cho rằng danh mục phụ gia của VN tương tự danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex). "Tổ chức Thương mại thế giới cho phép nếu tuân thủ quy định của Codex thì không cần bổ sung bằng chứng khoa học, còn thực hiện khác Codex thì cần bằng chứng.
 
Nhật Bản có quy định không cho phép acid benzoic trong tương ớt là họ cũng đã có nghiên cứu, nhưng là họ dựa vào thói quen ăn uống của từng nước để tính hàm lượng ăn vào tối đa hằng ngày, từ đó có thể cho phép sản phẩm này, không cho sản phẩm kia"- bà Nga cho biết.
 
Bà Nga cũng cho rằng mỗi phụ gia và hàm lượng có mặt trong danh mục của Codex phải trải qua 8 vòng đàm phán, trong 5-7 năm. "Quan trọng là các phụ gia được Codex cho phép đã được đánh giá khoa học kỹ lưỡng"- bà Nga nói.

Ngưỡng ăn vào bao nhiêu là an toàn?
 
Quy định hiện hành của VN là hàm lượng acid benzoic cho phép trong tương ớt là 1g/kg. Đây cũng là hàm lượng cho phép đối với acid benzoic trong bơ thực vật ở Nhật Bản. Với trứng cá, hàm lượng cho phép là 2,5 gr/kg.
 
Với ngưỡng này, đã có nhiều tính toán về việc mỗi người ăn bao nhiêu tương ớt/ngày là an toàn? Hiện Bộ Y tế chưa công bố con số này.
 
Lo ngại hiện nay của người dân là chất bảo quản acid benzoic kết hợp với vitamin C trong cà chua, trong trái cây nghiền, trong tương ớt... tạo ra benzen gây ung thư.
 
Bộ Y tế cho biết sản phẩm tương ớt hiện do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, Bộ Y tế chỉ quản lý danh mục phụ gia và một số sản phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất.
 
Vì vậy, có nên thay đổi loại chất bảo quản để tương ớt VN tương tự yêu cầu ở Nhật Bản, tức có thể an toàn hơn, cần sự vào cuộc của cả hai bộ Y tế và Nông nghiệp.
 
Trong lúc chờ ý kiến hai bộ, tương ớt vẫn sử dụng đến 4-5 phụ gia bảo quản, chưa kể hàm lượng có đúng 1gr/kg như quy định hay không chưa thể đánh giá được.
Lan Anh/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật: Tiêu chuẩn Việt Nam thấp hơn?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI