Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Khám phá... Tràm Chim
(15:06:22 PM 09/09/2012)
Tác nghiệp ghi hình ở Tràm Chim - Ảnh đoàn phim cung cấp |
Qua ba tập (mỗi tập 27 phút) khán giả sẽ khám phá một thế giới đầy sinh động của vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Ðồng Tháp - nơi được thế giới công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, tập trung rất nhiều loài chim quý, trong đó nổi bật là loài sếu đầu đỏ. Các bí quyết quyến rũ bạn tình, cách các loài chim làm tổ, kiếm ăn và cuộc sống của chúng trong mùa nước cạn... đều là những hình ảnh lý thú đủ sức thu hút người xem.
Ðể quay được những thước phim quý giá này, đoàn phim (chỉ có ba thành viên thuộc ban khoa giáo VTV2) đã lên đường đến Ðồng Tháp trong những ngày cuối tháng 3 và trụ ở mảnh đất này suốt một tháng. Ðạo diễn Vũ Hoài Nam nhớ lại: "Với phương tiện máy móc và con người còn hạn chế nên anh em lên đường chấp nhận phương án "hên xui". Trong vài ngày đầu chúng tôi vác máy đi quay rồi về tay không, thất vọng vì chẳng thu được kết quả gì. May mắn sau đó ban quản lý vườn quốc gia Tràm Chim đã cử chú Năm Hồng đến giúp đỡ".
"Người lính già" đã gần 20 năm là nhân viên bảo vệ vườn quốc gia Tràm Chim đã tận tình hướng dẫn khắc phục yếu tố "mông lung, không đi trúng đích" của đoàn phim trong những ngày đầu. Ðoàn phim quyết định khép góc ghi hình vào khu A5 - khu mà các loài chim hoạt động nhộn nhịp nhất.
Ðể có những thước phim quay cận cảnh đàn sếu, quay phim Nguyễn Tài Văn đã phải ôm máy quay nặng xấp xỉ 20kg, bò nhích từng mét một trên đoạn đường dài vài trăm mét. Những chiếc máy quay được ngụy trang cẩn thận trước khi bước vào thế giới loài chim. Nhưng cũng phải mất mấy ngày trời những chú chim nơi đây mới thích nghi với "thành viên mới" và trở lại nếp sinh hoạt hằng ngày...
Ðạo diễn Vũ Hoài Nam phấn khởi: "Chúng tôi đã ghi nhận được sự thay đổi trong nếp sinh hoạt của loài sếu để thích nghi với điều kiện sống. Mùa nước cạn, cây nan kim - thức ăn chính của sếu - không còn đủ, chúng tôi đã ghi hình được cảnh đàn sếu bay vào ruộng người dân để tìm hạt thóc rơi vãi. Ðiều này chưa xảy ra trước đó. Chúng tôi cũng ghi được hình ảnh rất sinh động về những gia đình chim, cảnh chim đẻ trứng, ấp con. Cảnh cả đàn chim đánh nhau với diều hâu. Thậm chí ngay trong một tổ, các chim non cũng phải đấu tranh với nhau để sinh tồn. Chúng tôi cũng may mắn ghi lại được khoảnh khắc rất tội nghiệp khi chim mẹ gắp chim con chết ra khỏi tổ để làm sạch tổ, bảo vệ những đứa con còn sống khác...".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.