Cộng đồng » Không xả rác bừa bãi
Ý thức du khách và những đống rác khổng lồ ở Lý Sơn
(10:46:11 AM 22/03/2016)
Bãi rác ở đảo Lý Sơn. Ảnh: Đặng Hoài Nam.
Bãi rác di động trên đại dương
Với dòng chảy của sự gia tăng dân số và quá trình di dân từ đất liền, hiện nay huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có khoảng 23.000 dân cư sinh sống. Đảo cách đất liền 15 hải lý, và giải pháp xử lý rác thải vẫn là bài toán khó.
Nửa cuối năm 2015, thông tin về những bãi rác kinh hoàng ở Lý Sơn được chia sẻ mạnh mẽ trên cộng đồng mạng. Ý thức bảo vệ môi trường trở thành cụm từ được nhắc đến rất nhiều.
Lâu nay, người dân huyện đảo này đã quen với việc đổ rác ra biển. Hiện tại, mỗi ngày bình thường, lượng rác thải ra là 10 tấn, chưa kể các dịp lễ tết, mùa cao điểm du lịch. Các dòng hải lưu và nhất là vào mùa bão đã cuốn rác đi sang địa phận khác.
Reef Watch, một nhóm chuyên trách thống kê rác tại El Nido (Philippines) - khu vực biển đối diện với biển Việt Nam - cho hay, 40% rác thải từ đại dương đánh vào các đảo ở đây xuất phát từ Việt Nam. Rác trực tiếp đe dọa môi trường biển, đe dọa tính mạng của hệ sinh thái đại dương, ô nhiễm cả nguồn thức ăn tự nhiên của chính con người.
Từ điều đơn giản là thói quen xả rác
Từ hành động cư xử kém văn minh với nơi mình viếng thăm, để rác không đúng chỗ…, dân phượt đã có các hành động kém đẹp mắt khi đến chơi ở Lý Sơn.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy sau khi ăn uống, khách du lịch nước ngoài để rác vào balo, xách theo về đến nơi có điểm tập kết rác để bỏ lại.
Nhu cầu đi chơi xa vào các dịp lễ tết, nhu cầu săn lùng những nơi độc lạ, rẻ đẹp… đã khiến các "phượt thủ" tìm đến những khu vực biệt lập như Lý Sơn. Lượng khách du lịch tăng đột biến, nhưng trên những chuyến tàu cao tốc chở khách ra biển không có thùng rác. Chai lọ nước uống, vỏ bánh kẹo, bao nilon… được thả xuống biển. Những nhóm cắm trại, tắm biển mang theo đồ ăn, khi đứng lên đều thực hành thói quen "bỏ quên".
Những khu rác thải hình thành từ người dân địa phương được khách du lịch bồi thêm, thành một bãi rác đa dạng về chủng loại.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, chiến dịch Let’s Do It! Vietnam (hoạt đồng từ tháng 3/2015) đã chọn giới trẻ để lan tỏa ý thức, đưa họ thành tình nguyện viên dọn rác. Những người hoạt động cộng đồng đã có nhiều chuyến khảo sát ở Việt Nam.
Sau khi khảo sát ở Lý Sơn, Trương Thị Hồng Như - sáng lập và là điều phối viên Việt Nam của Let's Do It! Viet Nam - cho hay: “Từ cổng Tò Vò, rác kéo dài hàng trăm m. Thậm chí vài km rác bị đọng lại và như thể chờ chực để sóng cuốn đi nơi khác. Lý Sơn có 2 xã là An Vĩnh và An Hải, nhưng chỉ An Vĩnh có xử lý rác, và 2 ngày mới gom một lần. Nhiều nơi thu gom không hết, dẫn đến tình trạng ứ rác, gây bốc mùi. Chính vì không chịu được mùi do phần lớn là rác thải sinh hoạt, người dân đành phải vứt xuống biển theo thói quen lâu đời”.
Đặng Hoài Nam (tình nguyện viên, phụ trách tài chính của chiến dịch) cho biết: “Theo tôi được biết, năm 2015, một nhà máy xử lý rác được thực hiện với nguồn kinh phí 30 tỷ, công suất 12 tấn mỗi ngày, trong đó bao gồm cả hệ thống đưa rác thải sinh hoạt trở thành phân vi sinh cho Lý Sơn. Nhưng huyện mới chỉ được bàn giao một lò đốt rác công suất nhỏ, khoảng 1,8 tấn vào ngày nắng, còn ngày mưa chỉ chưa đến 1 tấn. Việc ủ phân cũng giải quyết được khoảng 40-50% tổng số rác, chất lượng mới đạt từ 70% trở lên. Vì vậy, cách đó 500 m là một bãi chứa rác chưa kịp phân loại hay đốt”.
Một thành viên của Reef Watch khảo sát vùng biển. Ảnh: Đặng Hoài Nam.
Các giải pháp ở tình trạng chờ
Huyện đảo Lý Sơn dự kiến xử lý số rác chưa kịp phân loại trên bằng cách chôn lấp. Đây là một cách thức thời trong cơn bão rác mà nơi này đang phải gánh chịu. Tuy nhiên, bãi rác dựng ngay sát biển, xử lý bằng phương án chôn lấp sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng về lâu về dài không chỉ cho vùng biển mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân trên đảo.
Nhiều đơn vị đã đến và khảo sát, nhưng chưa có đơn vị nào triển khai giải quyết vấn đề rác thải ở huyện đảo Lý Sơn. Trong năm 2016, công ty môi trường ở Đồng Nai dự kiến đặt một hệ thống dây chuyền xử lý rác thải. Hiện nay, công trình đã san lấp xong mặt bằng.
Tình trạng lượng rác thải khổng lồ và ô nhiễm có nguyên nhân chính là từ “rác ý thức”. Để tuyên chiến với căn bệnh vô ý thức này, cần có nhiều mũi tấn công. Việc tận dụng tối đa những phương án từ lớn đến nhỏ, từ vận động tài chính xây dựng dây chuyền xử lý rác cho đến kiên quyết như quy định cấm mang túi nilon lên cù lao Chàm, nhân rộng các tổ chức phi lợi nhuận để vấn đề này không còn thuộc vấn đề của riêng nhà chức trách, của các tổ chức với các khâu triển khai luôn phải trong tình trạng chờ đợi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Lặn biển dọn rác, bảo vệ rạn san hô ở đảo Lý Sơn
- Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo
- Cần Thơ: Xử lý nghiêm việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng thoát nước khi triều cường
- Người dân Huế nói “không” với túi ni-lông, nhân rộng thói quen tiêu dùng xanh
- Phát động Tuần lễ không túi ni lông tại thành phố Huế
- Trao giải cho các sáng kiến hay về môi trường
- Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn
- Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2023
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.