Cộng đồng » Không xả rác bừa bãi
TP HCM: Rác đầy ở các trạm chờ xe buýt
(10:04:43 AM 02/04/2016)Các trạm chờ thiếu thùng rác
Nhà chờ trạm xe buýt ở ngay gần cổng trường ĐH Công nghệ Thông tin (Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TPHCM) liên tục có người nhưng không có thùng rác
Điển hình như nhà chờ xe buýt đặt gần ngay cổng trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM (Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TPHCM). Đây là nơi có nhiều tuyến xe buýt đi qua: số 6, 14, 52, 55, 104,150, 604,.. Do đó, lượng hành khách không hề nhỏ. Hơn nữa, nơi này cũng là chỗ “làm ăn” của cánh xe ôm, quán nước, các xe bán trái cây, bán thức ăn sáng. Không chỉ có vỏ chai, hộp xốp, bao bì đựng thức ăn, mà còn có cả … vé xe buýt, vỏ trứng, rau củ hư đều được “tập kết” ở đây.
Ngoài ra, người đứng đợi xe buýt tại đây lại bị “bao vây” bởi các quán nước với xe bán thức ăn dạo và xe ôm. Chỉ một trạm xe buýt nhỏ nhưng có đến 6 – 7 quán nước và hàng chục chiếc xe ôm xếp hàng. Mỗi lần có xe buýt hay xe khách dừng lại để bỏ khách là các cánh xe ôm chen nhau chạy ra mời chào khách, tạo khung cảnh hỗn độn ngay trước gần cổng trường ĐH Công nghệ Thông tin.
Bạn Thanh Thanh (sinh viên ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM) chia sẻ: “Mình cũng mong muốn có các thùng rác đặt trạm xe buýt. Trong thời gian chờ xe họ ăn uống xong thì không biết vứt rác ở đâu . Rồi khi xe tới, họ vội vàng vứt ngay xuống chân trạm và cứ thế bước lên xe cách thản nhiên.”
Theo ghi nhận của chúng tôi, những trạm có mái che, có ghế ngồi hay là trạm dã chiến (chỉ đơn giản có biển báo để người dân biết là nơi lên hoặc xuống xe) tất cả đều không có thùng rác, trông rất bừa bãi và chẵng khác nào “bãi rác công cộng”. Không riêng gì trạm ngay trước gần cổng trường ĐH Công nghệ Thông tin mà còn nhiều trạm khác cũng vậy như: trạm đầu đường Trường Chinh hướng xuống cầu Tham Lương, trạm ĐH Nông Lâm, trạm ngay trước nhà Văn hóa Lao động Quận 12, trạm qua cầu Sài Gòn ở đường Xa Lộ Hà Nội…Tất cả đều vương vãi rác khắp nơi.
Ngành vận chuyển hành khách bằng xe buýt đang cố gắng xây dựng hình ảnh xe buýt văn minh, thân thiện với môi trường bằng nhiều hoạt động, cũng như đã trang bị giỏ rác trên xe buýt. Song dường như họ lại “quên” rằng tại những trạm chờ cũng luôn cần thùng rác.
Rác quảng cáo “vây” các trạm xe buýt
Những tờ rơi quảng cáo dán chi chít, nhớp nháp bết lên các tấm bảng ở trạm xe buýt.
Một số nhà tuyển dụng lao động tư nhân, các công ty bán hàng cần nhân lực cũng như quảng bá sản phẩm... đã coi đây là "kênh" quảng cáo miễn phí màu mỡ, hấp dẫn và mang lại nhiều hiệu quả nên đã cho dán hàng loạt các tờ quảng cáo, rao vặt tại các trạm chờ xe buýt. Các mẫu quảng cáo "rác" được in những nội dung như: khoan, cắt bê-tông, hút hầm cầu, nhận dạy kèm, tuyển nhân viên, cho thuê nhà, bán nhà... kèm theo số điện thoại cố định hoặc di động để khách hàng liên hệ khi có nhu cầu.
Trạm chờ dùng để treo các bảng lịch trình, giờ chạy xe của các tuyến buýt, cũng như bản đồ lưu thông xe buýt trong và ngoài thành phố cho khách tìm hiểu, nắm được..., giờ đây đã trở thành chỗ cho các tờ quảng cáo, rao vặt ngự trị. Tờ quảng cáo nhiều đến mức tờ nọ dán chồng lên tờ kia, tờ quảng cáo mới chồng lên tờ cũ, tờ quay ngược, tờ lại quay xuôi, ba bề bốn bên không dán thiếu chỗ nào, khiến các bảng chỉ dẫn tại trạm chờ trở nên... mất tác dụng chỉ dẫn.
“Tôi cũng thường xuyên di chuyển bằng xe buýt nên rất bức xúc trước tình trạng này, vừa làm xấu thành phố, vừa gây khó chịu cho những người chờ xe”. – ông Phạm Trường Phi (24 tuổi, TPHCM) nói.
Hy vọng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc chấn chỉnh và có biện pháp ngăn chặn, đồng thời người dân cũng nâng cao ý thức của mình hơn trong việc giữ gìn các điểm chờ, trạm chờ xe này.
Sau đây là những hình ảnh nhếch nhác tại các trạm chờ xe buýt mà chúng tôi ghi nhận được:
Hai ly nước bơ vơ dưới chân trạm xe buýt vì bị chủ nhân vứt lại
Đẩy đủ các loại rác ở trạm qua cầu Sài Gòn ở đường Xa Lộ Hà Nội
Hành khách lấy gốc trạm chờ xe buýt làm thùng rác
Ttrạm chờ ĐH Nông Lâm trước sau đều đầy rác
Xung quanh trạm chờ đâu đâu cũng rác
Trạm chờ nơi của những tờ quảng cáo.
Ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Rác đầy ở các trạm chờ xe buýt
-
Phúc Phạm Thị Hoàng (09:01:27 AM 17/04/2016)XIN HÃY ĐẶT THÙNG RÁC TẠI ĐIỂM DỪNG XE BUYT
Theo tôi, muốn người dân bảo vệ môi trường, các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện, môi trường cho người dân thực hiện. Ngoài vấn đề lớn là giáo dục ý thức ra thì cần có điều kiện cho họ thực hiện ý thức đó. Tại những điểm có đông người phải chờ đợi trong khoảng một thời gian nhất định như điểm dừng, trạm trung chuyển xe buýt thì họ sẽ tranh thủ ăn uống nhanh để đi làm, đi học. Có khi đang ăn dở thì xe đến họ phải vứt cả đồ ăn lại. Vậy thì họ sẽ vứt rác ở đâu nếu ngay chỗ họ không có thùng rác. Không có nhiều người chấp nhận cho rác vào túi đến khi xuống xe rồi tìm chỗ vứt. Mà nếu ở ngoại thành thì thôi đành mang rác đến cơ quan hoặc về nhà. Còn phần đông người dân vứt ngay tại chỗ. Thế là lúc nào điểm dừng, bến xe, cầu vượt cũng ngập rác. XIN HÃY ĐẶT THÙNG RÁC ĐỂ CHÚNG TÔI THỰC HIỆN Ý THỨ. C BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. XIN CẢM ƠN!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Lặn biển dọn rác, bảo vệ rạn san hô ở đảo Lý Sơn
- Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo
- Cần Thơ: Xử lý nghiêm việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng thoát nước khi triều cường
- Người dân Huế nói “không” với túi ni-lông, nhân rộng thói quen tiêu dùng xanh
- Phát động Tuần lễ không túi ni lông tại thành phố Huế
- Trao giải cho các sáng kiến hay về môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.