»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:09:21 AM (GMT+7)

Thành phố Huế cam kết giảm 30% lượng thất thoát rác thải nhựa vào năm 2024

(10:19:54 AM 12/11/2021)
(Tin Môi Trường) - Ngày 11/11/ 2021, Thành phố Huế tuyên bố tham gia chương trình Đô thị Giảm Nhựa với mục tiêu giảm 30% lượng thất thoát rác nhựa vào năm 2024. Đây là một trong những nội dung quan trọng tại hội thảo khởi động Dự án “Huế - Đô thị Giảm Nhựa ở miền Trung Việt Nam” do Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức ngày hôm nay.

Hội thảo cũng đã nêu các kết quả đánh giá ban đầu về hệ thống quản lý chất thải rắn ở thành phố Huế nói chung và rác thải nhựa nói riêng; cũng như một số định hướng can thiệp đối với hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố Huế trong tương lai.

 

Thành[-]phố[-]Huế[-]cam[-]kết[-]giảm[-]30%[-]lượng[-]thất[-]thoát[-]rác[-]thải[-]nhựa[-]vào[-]năm[-]2024

 

Thành phố Huế, bao gồm cả phần diện tích mở rộng, có một hệ thống sông tự nhiên và nhân tạo dày đặc cùng đổ vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, có giá trị cao về môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Hiện nay khu vực này đã và đang bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng bởi các hoạt động xả thải trực tiếp rác thải trên sông Hương và các hoạt động xả thải của các khu vực dân cư sinh sống dọc theo hệ thống các sông chảy qua địa bàn thành phố.
 
Mặc dù tỷ lệ thu gom rác thải ở thành phố Huế rất cao 98% (2020) cùng với những nỗ lực của chính quyền địa phương, các nhóm tình nguyện, công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế và các bên liên quan khác, ô nhiễm rác thải nhựa vẫn đang là một vấn đề môi trường nghiêm trọng ở một số lưu vực sông hồ xung quanh Hoàng Thành, các khu chợ ngoài trời, bãi biển công cộng…
 
Việc thất thoát rác thải nhựa làm tắc nghẽn các dòng sông và đe dọa các hệ sinh thái và môi trường biển, ven biển. Điều này có tác động tiêu cực đến các lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, bao gồm du lịch, vận tải biển và nuôi trồng thủy sản. Theo kết quả đánh giá ban đầu của các nhóm tư vấn trong khuôn khổ thực hiện dự án (CRET, 2021) về hệ thống quản lý chất thải rắn ở thành phố Huế nói chung và rác thải nhựa nói riêng cho thấy, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở thành phố Huế khoảng 407,2 tấn/ngày, trong đó rác thải nhựa chiếm hơn 15,4%, chỉ đứng thứ hai sau thành phần rác hữu cơ.
 
Trong đó, khối lượng rác thải nhựa thất thoát vào môi trường ở thành phố Huế ước tính vào khoảng 3,13% so với tổng khối lượng rác thải phát sinh. Hoạt động sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần là nguồn gây ô nhiễm rác thải nhiều nhất, kể cả về số lượng và khối lượng. Ngoài ra, kết quả đánh giá ban đầu còn cho thấy hơn 83% hộ được phỏng vấn ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cho rằng rác thải nhựa gây tác hại xấu cho sức khỏe con người. Hơn thế nữa, 59,1% người được phỏng vấn đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng, rác thải nhựa tác động xấu đến môi trường đất và các loại sinh vật biển. 
 
Dự án “Huế - Đô thị Giảm Nhựa ở miền Trung Việt Nam” được xây dựng với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua WWF-Việt Nam) và tiếp nhận bởi UBND thành phố Huế nhằm mục tiêu hỗ trợ thành phố Huế bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước và ven biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, thông qua một loạt các biện pháp can thiệp với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. Kết quả mong đợi là đến năm 2024, Huế trở thành Đô thị Giảm Nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đồng thời rác tái chế từ bãi chôn lấp được đẩy mạnh thu hồi. Các đối tác chính của dự án bao gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Huế, Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO). Dự án được thực hiện trong 04 năm, từ năm 2021-2024 và được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn khởi động dự án (2021) và giai đoạn triển khai thực hiện (2022-2024) với mong muốn đưa Huế trở thành một điểm đến không rác nhựa vào năm 2030.
 
Ông Nguyễn Song – Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết: “Huế vinh dự trở thành Đô thị thứ 7 của Việt Nam và thứ 32 trên thế giới tham gia vào mạng lưới Sáng kiến các Đô thị Giảm Nhựa. Chúng tôi tin tưởng việc tham gia vào mạng lưới này sẽ giúp thành phố Huế huy động thêm nguồn lực triển khai các hoạt động cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn và giảm thiểu rác thải nhựa cũng như có cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đô thị khác trong và ngoài nước. Qua đó, hình ảnh của Thừa Thiên Huế, sẽ được củng cố trong mắt du khách và bạn bè quốc tế, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương” .
 
Về phía WWF-Việt Nam, bà Nguyễn Thị Diệu Thúy – Giám đốc Chương trình Giảm Nhựa chia sẻ “Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ địa phương trong công tác giảm thiểu và quản lý rác thải, nhưng trên thực tế ô nhiễm rác thải nhựa vẫn là một vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt những ảnh hưởng tiềm ẩn đến sinh kế của ngư dân đánh bắt thuỷ sản ven bờ, do việc ô nhiễm này có thể dẫn đến giảm nguồn lợi thủy sản. Do đó cần phải có những can thiệp mạnh mẽ ngay lập tức để ngăn chặn vấn đề này và giảm thiểu các tác động của rác thải nhựa đối với các dòng sông, khu vực đất nước ngập nước ven biển. Chúng tôi hy vọng Huế có thể giải quyết vấn đề này thông qua việc tham gia vào mạng lưới Đô thị Giảm Nhựa toàn cầu do WWF khởi xướng. WWF cam kết nỗ lực hỗ trợ thành phố Huế thực hiện Chương trình này bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện tham gia cho các bên liên quan, cung cấp các hướng dẫn triển khai và hỗ trợ nguồn lực, nhằm đạt được mục tiêu không còn rác thải nhựa ngoài môi trường tự nhiên vào năm 2030.”
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thành phố Huế cam kết giảm 30% lượng thất thoát rác thải nhựa vào năm 2024

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI