Cộng đồng » Không xả rác bừa bãi
Không chỉ là chuyện chó mèo và trang phục
(09:27:25 AM 17/07/2011)
Dắt chó đi dạo thế này ở Tehran từ nay sẽ bị phạt - Ảnh: C.S. |
Theo truyền thống Hồi giáo, chó bị coi là bẩn. Lợn cũng là một giống vật bẩn thỉu, không chỉ theo khía cạnh vệ sinh mà ở lối sống bầy đàn tạp giao của chúng. Vì lẽ đó, người Hồi giáo ghê tởm thịt lợn. Nhưng chó thì không phải xứ Hồi giáo nào cũng cấm nuôi, cho nên việc Iran cấm nuôi chó cũng gây ngạc nhiên. Giám đốc cảnh sát Tehran Hossein Sajedinia mới ra thông báo: nếu trong xe hơi gia đình có chó hoặc thú nuôi thì cũng bắt cả xe hơi. Quốc hội gần đây đã thảo ra một dự luật cấm nuôi chó trong nhà hoặc dắt chó đi dạo nơi công cộng. Dự luật cho biết: bên cạnh lý do gây bệnh, nuôi chó là “sự bắt chước mù quáng văn hóa phương Tây”.
Cũng bắt chước phương Tây “suy đồi” là việc mặc quần bò, mặc dù mặc đồ vải bông đã quá phổ biến ở Iran. Báo chí truyền hình cung cấp cho thanh niên một thông tin: mặc đồ jean sẽ có khả năng bị vô sinh vì làm tăng nhiệt độ tinh hoàn. Một học giả trẻ tên Ali Akbar Rafiepour nói từ “jean” xuất phát từ chữ “jinn”, mà theo kinh sách Hồi giáo, jinn là những con quỷ có thể giả dạng làm thú hoặc làm người. Anh ta còn nói giày cao gót làm chân người phụ nữ giống như móng chân quỷ jinn.
2. Vấn đề trang phục của người Iran mùa hè nào cũng trở thành đề tài nóng, mang màu sắc chính trị. Cánh giáo sĩ cầm quyền rao giảng lối sống khiêm nhường, giản dị. Màu đen được coi là màu sang trọng mà khiêm nhường nhất. Mỹ phẩm, đồ trang sức, thậm chí chiếc cà vạt hay dây chuyền cũng bị coi là “tàn tích tư sản”. Hễ đến mùa hè, “cảnh sát đạo đức” lại tăng cường giám sát trên các đường phố, không để người dân ăn mặc mát mẻ vi phạm quy tắc. Hè năm nay lực lượng được tăng cường với 70.000 cảnh sát chỉ riêng ở thủ đô Tehran.
Hầu như người ta chú ý nhiều đến trang phục của phụ nữ, vốn đã phải mặc áo choàng đen chador che phủ toàn thân, không được để lộ da thịt và vòng eo, không được để lộ mắt cá chân, không trang điểm son phấn, hoặc khăn che đầu không kín. Thực tế thì nhiều cô nhiều chị vẫn vượt rào, vẫn son phấn và áo màu sặc sỡ lấp ló bên trong tấm áo choàng đen.
Mùa hè năm nay, đàn ông cũng bị chú ý hơn: không được mặc quần soóc, không được đeo dây chuyền và để những kiểu tóc lạ mắt như tóc đuôi ngựa hoặc tóc dựng đinh ghim kiểu “gà trống”. Người vi phạm sẽ bị áp giải đến hiệu cắt tóc để cắt hoặc áp giải về nhà thay quần áo. Nếu nhắc nhở mà không sửa chữa ngay thì sẽ bị bắt. Người bị bắt phải ký vào cam kết “từ nay không tái phạm ở nơi công cộng” rồi mới được thả về.
3 Trước đây phụ nữ vi phạm quy định về trang phục và trang sức bị đánh đòn, nhưng việc này đã chấm dứt từ giữa những năm 1990. “Kế hoạch an ninh đạo đức” của Iran rõ ràng mang tính chính trị. Người ta cho rằng đó là cách để chính quyền chứng tỏ sự kiểm soát của mình và đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng khỏi những vấn đề hiện tại, khi cuộc đấu tranh quyền lực giữa phe giáo chủ Khamenei và Tổng thống Ahmadinejad đang gay gắt.
Theo cơ cấu chính trị, giáo chủ Khamenei là người có quyền lực cao nhất, do một hội đồng giáo sĩ bầu ra. Phe giáo sĩ duy trì tinh thần cách mạng Hồi giáo, bảo vệ quyền lực tối thượng của Hồi giáo và chống lại mọi cố gắng đàm phán với Mỹ. Phe tổng thống lại có ý định tiếp xúc với Mỹ nhằm phá vỡ thế bị bao vây cấm vận. Tuy nhiên phe tổng thống đang bị phía nhà thờ tấn công dữ dội nhằm làm giảm uy tín của họ, trước khi bước vào cuộc bầu cử quốc hội đầu năm tới.
Riêng trong chiến dịch trấn áp về trang phục hiện nay, tổng thống Iran không muốn làm quá mức, dẫn đến việc đánh mất sự ủng hộ của dân chúng. Còn phe giáo sĩ cứng rắn thì cho rằng tổng thống đang bị mê muội vì quyền lực, tư tưởng đang bị lệch lạc và có âm mưu phớt lờ quyền lực của nhà thờ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Lặn biển dọn rác, bảo vệ rạn san hô ở đảo Lý Sơn
- Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo
- Cần Thơ: Xử lý nghiêm việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng thoát nước khi triều cường
- Người dân Huế nói “không” với túi ni-lông, nhân rộng thói quen tiêu dùng xanh
- Phát động Tuần lễ không túi ni lông tại thành phố Huế
- Trao giải cho các sáng kiến hay về môi trường
- Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.