»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:03:37 AM (GMT+7)

Hé lộ sự làm tiền trắng trợn tại cuộc thi “Nữ hoàng sắc đẹp”

(15:59:51 PM 18/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Cuối cùng thì quyết định xử phạt 50 triệu đồng cho những hành vi vi phạm pháp luật của Ban tổ chức cuộc thi “Nữ hoàng sắc đẹp” đã được đưa ra. Tuy nhiên, đây vẫn là cái giá quá hời nếu toàn bộ giải thưởng đã được mua bán trót lọt.

>>Danh hiệu Người đẹp hình thể bị vứt “nằm” trong xe rác !

>>Vụ người đẹp vứt băng danh hiệu vào xe rác: Tạp chí sắc đẹp (B-Beauties) tổ chức thi "chui"

>>Tiết lộ gây sốc về cuộc thi "Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014"

>>Chuyển công an điều tra nghi án mua bán giải Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam

>>Giải nhất Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam được rao giá 350 triệu đồng?

 

Các thí sinh trong cuộc thi “Nữ hoàng sắc đẹp”.

 

Như một trò hề

 

Toàn bộ quá trình từ đầu cho đến đêm chung kết cuộc thi “Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014” vừa diễn ra rất lùm sùm tại Hà Nội đã được một phóng viên tổng kết lại chẳng khác gì trò hề.

 

Ông Trưởng Ban tổ chức Phạm Tuân (là Tổng Biên tập tạp chí B- Beauty.com) được cho là đã giật dây từ thí sinh cho đến Ban giám khảo. Ngay sau khi có chuyện thí sinh ném danh hiệu vào thùng rác, đã có chuyện các thí sinh tố ông Phạm Tuân chào mời mua giải thưởng cao nhất với giá 350 triệu đồng.

 

Tuy nhiên sau khi cò kè, thí sinh này chỉ chịu chấp nhận “tài trợ” 50 triệu đồng, “đặt cọc” trước 10 triệu đồng và cuối cùng bỏ cuộc không thi.

 

Đó chỉ là một vài trường hợp lẻ tẻ dám lên tiếng tố cáo sự làm tiền trắng trợn của ông Phạm Tuân với các thí sinh, còn các thí sinh đoạt giải khác vẫn chưa lên tiếng hoặc chẳng dại gì mà lên tiếng tố cáo chuyện mình mua giải.

 

Cuộc thi này ngoài 3 giải Nữ hoàng, Á hoàng 1, Á hoàng 2 còn có 10 giải phụ, la liệt các danh hiệu như “Nữ hoàng phong cách”, “Nữ hoàng du lịch”, “Nữ hoàng catwalk”, “Nữ hoàng yêu thích nhất”, “Nữ hoàng nhân ái”, “Nữ hoàng thời trang”…

 

Nếu 13 giải thưởng chính thức này của cuộc thi đều được ông Phạm Tuân trao đổi theo hình thức làm hợp đồng mua bán với giá từ hàng trăm triệu đến hàng chục triệu thì có thể ông Tuân đã thu về một số tiền lớn.

 

Mà chuyện mua bán, dàn xếp giải hoàn toàn có căn cứ để nghi ngờ có thật vì theo những phóng viên chứng kiến đêm chung kết cuộc thi mô tả lại, ngay sau phần thi ứng xử, ông Tuân không hề tập hợp phần chấm điểm của các thành viên Ban giám khảo mà đã có ngay trong tay một danh sách điểm thí sinh của riêng mình. Trên sân khấu, khi gọi thí sinh vào top 15, suýt chút nữa ông còn bỏ quên một thí sinh khiến cô này phải dùng tay ra hiệu với ông Tuân, và ngay sau đó được đưa vào danh sách.

 

Việc tự đứng ra tổ chức một cuộc thi sắc đẹp “cấp phường”, làm “hợp đồng mua bán giải” với các thí sinh, không hề xin phép cơ quan quản lý văn hóa của ông Phạm Tuân- Trưởng Ban tổ chức “Nữ hoàng sắc đẹp 2014” đã thể hiện sự coi thường pháp luật và lợi dụng cuộc thi để trục lợi.

 

So với những gì mà người tổ chức thu được từ cuộc thi, việc nộp phạt dù ở mức cao nhất là 50 triệu đồng vẫn là một món hời. Nếu như các thí sinh đoạt giải không ai đứng ra làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an điều tra thì xem như ông Tuân sẽ có một phi vụ làm ăn trót lọt.

 

Lúng túng quản lý

 

Sự quản lý thiếu sâu sát của Sở VHTTDL Hà Nội đã bộc lộ rõ qua vụ việc của “Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014”. Ngay sau khi đêm thi kết thúc, có đến hàng chục tờ báo giấy và điện tử đăng tin và đưa chùm ảnh về các người đẹp đăng quang.

 

Trước đó, Ban tổ chức cuộc thi cũng quảng cáo về cuộc thi khá công khai, trên trang web còn ghi rõ cuộc thi được Sở VHTTDL cấp phép và tổ chức thi ngay giữa Hà Nội thế nhưng Sở vẫn không hay biết gì. Chỉ đến khi có vụ thí sinh Ngọc Bích ném danh hiệu vào sọt rác và chụp ảnh đăng lên facebook thì những lùm sùm về cuộc thi mới thực sự bị vỡ lở. Chắc chắn tất cả các thí sinh đều đã bị lừa khi đọc thông tin về cuộc thi, họ an tâm khi biết Sở đã cấp phép thì mới đăng ký dự thi.

 

Sau những ồn ào, ông Phạm Tuân cho biết đây chỉ là cuộc thi được tổ chức trên danh nghĩa cá nhân trong một cộng đồng nhỏ, với mục đích vui là chính chứ không nhằm mang lại giá trị gì khác (?!).

 

Dòng chữ “cuộc thi do Sở VHTTDL Hà Nội cấp phép” là một sơ suất, vì ban đầu Ban tổ chức định xin giấy phép nhưng lại thôi, tuy nhiên vẫn để nguyên thông tin này. Trong vụ việc này, trách nhiệm quản lý địa bàn của Sở VHTTDL Hà Nội đã không làm tròn, một phần cũng bởi tại lực lượng thanh tra văn hóa quá mỏng và đây không phải là điều cá biệt mà là tình trạng chung của tất cả các địa phương.

 

Từ trước tới nay, tất cả những vụ lộn xộn, những vi phạm nổi cộm trong lĩnh vực văn hóa bị phát hiện hầu hết do công của báo chí. Nếu có sự vào cuộc ngay từ đầu của Sở VHTTDL Hà Nội, những cuộc thi sắc đẹp như trò hề kiểu “Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014” này chắc chắn đã không thể diễn ra, và mọi hình thức xử lý sau này, kể cả công văn hỏa tốc của Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo xử lý hay quyết định phạt 50 triệu đồng của Sở chỉ là giải quyết hậu quả khi sự đã rồi.

 

Cuộc thi này ngoài 3 giải Nữ hoàng, Á hoàng 1, Á hoàng 2 còn có 10 giải phụ, la liệt các danh hiệu như “Nữ hoàng phong cách”, “Nữ hoàng du lịch”, “Nữ hoàng catwalk”, “Nữ hoàng yêu thích nhất”, “Nữ hoàng nhân ái”, “Nữ hoàng thời trang”…

 

(Theo Dân việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hé lộ sự làm tiền trắng trợn tại cuộc thi “Nữ hoàng sắc đẹp”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI