»

Thứ bảy, 23/11/2024, 10:23:15 AM (GMT+7)

Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển

(20:58:15 PM 09/01/2018)
(Tin Môi Trường) - Bằng những hành động nhỏ như không dùng ống hút nhựa, dùng túi giấy hoặc vải thay vì túi nilon, bạn góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp ngay cả đang ăn chơi, nhảy múa trong kỳ nghỉ của mình.

Đi[-]du[-]lịch[-]nhớ[-]gìn[-]giữ[-]môi[-]trường[-]biển

Ảnh: Strawesome

 
Mỗi ngày có hàng trăm triệu ống hút bằng nhựa được sử dụng sau đó vứt đi.
 
Giống như các chất thải bằng nhựa khác, những ống hút nhựa bị ném xuống đất, hoặc vứt xuống sông suối rồi chảy theo dòng nước đổ ra đại dương.
 
Lượng rác thải này ảnh hưởng nghiêm trọng và đe dọa đến cuộc sống của hàng trăm nghìn loài sinh vật biển.
 
Không vứt vỏ chai, hộp bằng nhựa bừa bãi
 
Đi[-]du[-]lịch[-]nhớ[-]gìn[-]giữ[-]môi[-]trường[-]biển
Ảnh: American Disposal
 
Mua một chai nước hoặc đồ uống nhẹ rất dễ dàng, đặc biệt khi đi du lịch. Những thứ này thường được đựng trong các chai, lon, cốc được chế tạo từ nhựa dùng một lần.
 
Nhưng hãy xem xét tác động của chúng đến môi trường xung quanh ta: bắt đầu từ khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển, làm lạnh, sử dụng và vứt bỏ, việc dùng nước đóng trong chai nhựa dùng một lần phát sinh khí thải nhà kính gấp hàng trăm lần so với nước máy.
 
Từ đó góp phần thay đổi khí hậu trên hành tinh của chúng ta.
 
Mỗi phút trôi qua lại có hơn một triệu chai nhựa dùng một lần được mua trên toàn thế giới. Lượng chai này khi được chôn xuống đất sẽ thải độc tố ra môi trường và có thể mất hơn 1.000 năm để phân hủy.
 
Nếu những chai nhựa này trôi ra đại dương, chúng có thể bị sóng đánh vỡ thành những mảnh nhỏ. Những loài sinh vật ở biển sẽ nhầm lẫn là thức ăn và nuốt vào bụng, nhưng không thể tiêu hóa và sẽ chết.
 
Và động vật biển không phải là những loài duy nhất bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. Nếu bạn ăn cá hay chim biển, bạn cũng có thể tiêu thụ những chất dẻo này vào cơ thể.
 
Bằng cách mang theo một chai nước có thể tái sử dụng, bạn sẽ giúp làm giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường và bảo vệ sinh vật biển.
 
Hoặc bạn nên bỏ rác đúng nơi quy định để tái chế.
 
Giảm việc sử dụng túi ni lông
 
Đi[-]du[-]lịch[-]nhớ[-]gìn[-]giữ[-]môi[-]trường[-]biển
Ảnh: Stuff
 
Mỗi năm, ước tính khoảng một nghìn tỷ túi ni lông được sử dụng trên toàn thế giới, thải ra hàng tỉ kg khí CO2 vào khí quyển.
 
Giống như rác thải bằng nhựa và xốp, túi ni lông khi thải ra đại dương cũng làm chết hơn 100.000 động vật biển và hơn một triệu chim biển mỗi năm khi chúng nuốt vào bụng hoặc bị vướng.
 
Giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng này là chuyển sang dùng các loại túi vải hoặc túi giấy có thể tái chế.
 
Giảm việc dùng cốc giấy
 
Đi[-]du[-]lịch[-]nhớ[-]gìn[-]giữ[-]môi[-]trường[-]biển
Ảnh: Escape
 
Loại hình "cà phê mang đi" hiện nay rất phổ biến. Ở bất cứ đâu bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh một du khách ở bãi biển hay người dân đi trên đường với một ly giấy trên tay.
 
Tuy nhiên, vấn đề là hầu hết các loại cốc này được lót bằng nhựa. Có nghĩa là không phải lúc nào chúng cũng được tái chế hiệu quả.
 
Thay vào đó, chúng sẽ rơi vào các bãi chôn lấp và góp phần gia tăng lượng khí thải nhà kính.
 
Nếu bạn không có thời gian để thưởng thức một tách cà phê trong cốc gốm của quán cà phê, hãy mua một chiếc cốc yêu thích có thể sử dụng lại được.
 
nhớ đem theo chúng bất cứ khi nào đi du lịch.
 
Giảm rác thải thực phẩm
 
Đi[-]du[-]lịch[-]nhớ[-]gìn[-]giữ[-]môi[-]trường[-]biển
Ảnh: Secretbeachclub
 
Không ăn hết đồ ăn đã gọi hoặc vứt bỏ là một sự lãng phí và giống như sự thiếu tôn trọng với những người làm ra nó.
 
Trong khi bạn đang ăn no đủ thì ở một nơi nào đó trên Trái đất, hàng triệu người đang cầm cự qua ngày trong cơn đói khát.
 
Ngoài việc lãng phí thức ăn, lượng thực phẩm vứt ra ngoài môi trường cũng thải khí nhà kính làm thay đổi khí hậu.
 
Chỉ nên mua đủ lượng thức ăn cần dùng và sử dụng hết chúng.
 
Hỗ trợ tiêu diệt sao biển vương miện gai
 
Đi[-]du[-]lịch[-]nhớ[-]gìn[-]giữ[-]môi[-]trường[-]biển
Ảnh: Citizens of the Great Barrier Reef
 
Sao biển vương miện có gai là loài động vật sống ở các rạn san hô khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chúng gây ảnh hưởng lớn đến các loài san hô trong gần 30 năm qua.
 
Ước tính, tại rạn san hô Great Barrier Reef có tới hàng triệu con sao biển vương miện có gai sinh sống.
 
Chính phủ Australia đã phát động các chương trình hoạt động quanh năm nhằm tiêu diệt loài sinh vật này, nhưng số lượng không suy giảm nhiều.
 
Bạn có thể giúp đỡ bảo vệ rạn san hô lớn nhất thế giới bằng cách vừa tham gia lặn vừa bắt, tiêu diệt sao biển vương miện có gai.
 
(Theo Escape/TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đi du lịch nhớ gìn giữ môi trường biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI